HỘI CHỮ THẬP ĐỎ TỈNH BÌNH ĐỊNH
Địa chỉ: Số 374 – đường Trần Hưng Đạo – thành phố Quy Nhơn – tỉnh Bình Định
Điện thoại: 02563.821 664
Website: https://ctd.binhdinh.gov.vn/ Email: rcbinhdinh@gmail.com
Chức năng, nhiệm vụ:
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức xã hội của quần chúng, hoạt động vì mục tiêu nhân đạo – hòa bình – hữu nghị, góp phần thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội vì hạnh phúc của nhân dân.
Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Phong trào Chữ thập đỏ -Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Hội hoạt động trên phạm vi cả nước theo Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều lệ Hội, với 7 lĩnh vực trọng tâm đã được quy định trong Luật hoạt động chữ thập đỏ, bao gồm: Cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; Chăm sóc sức khoẻ; sơ cấp cứu ban đầu; Hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; Tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; Tuyên truyền các giá trị nhân đạo; Tham gia phòng ngừa ứng phó thảm hoạ. Với 4 tính chất đặc thù: tính xã hội sâu sắc, tính chuyên nghiệp, tính hệ thống, tính quốc tế.
LÃNH ĐẠO HỘI CHỮ THẬP ĐỎ TỈNH
- Chủ tịch: Hà Văn Cát
- Phó Chủ tịch Thường trực: Lê Phong
- Phó Chủ tịch: Phan Minh Tùng
- Phó Chủ tịch: Phạm Văn Dư
Các phòng ban chuyên môn
TT |
Phòng, ban |
Điện thoại |
1 |
Văn phòng; kế toán |
02563 818 630; 02563. 3821 665 |
2 |
Ban Công tác xã hội |
02563. 3821 665 |
3 |
Ban Truyền Thông và Phát triển nguồn lực |
02563. 3821 665 |
4 |
Ban Chăm sóc sức khỏe |
02563. 3821 665 |
5 |
Văn phòng Ban chỉ đạo vận động
hiến máu tình nguyện |
02563. 3821 655 |
6 |
Trung tâm huấn luyện sơ cấp cứu |
02563. 3821 655 |
BAN CHẤP HÀNH
HỘI CHỮ THẬP ĐỎ TỈNH BÌNH ĐỊNH KHÓA IX, NHIỆM KỲ 2022 – 2027
STT |
HỌ VÀ TÊN |
NĂM SINH |
QUÊ QUÁN |
NGÀY VÀO ĐẢNG |
CHỨC VỤ, ĐƠN VỊ CÔNG TÁC HIỆN TẠI |
|
|
NAM |
NỮ |
|
I. Cơ quan Tỉnh Hội: 10/10 |
01 |
Hà Văn Cát |
1970 |
|
Cát Tân, Phù Cát |
28/6/1996 |
Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh |
02 |
Lê Phong |
1969 |
|
Nhơn Phong, An Nhơn |
30/7/2007 |
PCT Thường trực Hội CTĐ tỉnh |
03 |
Phan Minh Tùng |
1975 |
|
Hoài Mỹ, Hoài Nhơn |
10/10/2000 |
Phó Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh |
04 |
Phạm Văn Dư |
1968 |
|
Cát Hiệp, Phù Cát |
11/6/1994 |
Phó Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh |
05 |
Nguyễn Thị Lành |
|
1972 |
Nhơn Bình, Quy Nhơn |
20/6/2005 |
UVBTV - Chánh Văn phòng Hội CTĐ tỉnh |
06 |
Nguyễn Thị Đức |
|
1975 |
Phước Thắng, Tuy Phước |
25/5/2004 |
UVBTV - Trưởng Ban CSSK Hội CTĐ tỉnh |
07 |
Nguyễn Hữu Thanh |
1985 |
|
Hoài Hải, Hoài Nhơn |
11/11/2011 |
UVBCH - Phó Trưởng ban Công tác xã hội Hội CTĐ tỉnh |
08 |
Phan Thị Thùy Linh |
|
1989 |
Sầm Sơn, Thanh Hóa |
17/3/2016 |
UVBCH - Cán bộ Văn phòng Hội CTĐ tỉnh |
09 |
Ngô Thị Linh Sang |
|
1989 |
Phước Thuận, Tuy Phước |
01/8/2018 |
Cán bộ Ban Công tác xã hội Hội CTĐ tỉnh |
10 |
Trương Thị Quỳnh Ngân |
|
1978 |
PleiKu, Gia Lai |
30/10/2011 |
Cán bộ Ban TT-TTN Hội CTĐ tỉnh |
II/ Các Huyện, Thị, Thành Hội và đơn vị trực thuộc: 13/13 |
11 |
Trần Đình Chính |
1972 |
|
Phước Hòa, Tuy Phước |
8/8/1993 |
Chủ tịch Hội CTĐ Tp: Quy Nhơn |
12 |
Ngô Thị Kim Anh |
|
1976 |
Ân Tín, Hoài Ân, Bình Định |
11/9/1998 |
Chủ tịch hội CTĐ huyện Hoài Ân |
13 |
Lê Tiến Dũng |
1965 |
|
Mỹ hòa, Phù Mỹ |
10/4/1990 |
Chủ tịch hội CTĐ huyện Phù Mỹ |
14 |
Mai Văn Gỉảng |
1972 |
|
Canh Thuận, Vân Canh. |
1995 |
Chủ tịch hội CTĐ huyện Vân Canh |
15 |
Thái Kim Dung |
|
1972 |
An Hòa, huyện An lão |
22/06/2001 |
Chủ tịch Hội CTĐ huyện An Lão |
16 |
Cao Hữu Bằng |
1965 |
|
Hoài Thanh Tây, Hoài Nhơn |
19/5/1990 |
Chủ tịch hội CTĐ thị xã Hoài Nhơn |
17 |
Nguyễn Thanh Giang |
1979 |
|
Tây Bình, Tây Sơn |
15/9/2000 |
Chủ tịch hội CTĐ huyện Tây Sơn |
18 |
Nguyễn Xuân An |
1977 |
|
Cát Lâm, Phù Cát, Bình Định |
16/3/2011 |
Chủ tịch Hội CTĐ huyện Phù Cát |
19 |
Mai Xuân Hiền |
1980 |
|
Bình Thuận, Tây Sơn, Bình Định |
01/12/2005 |
Chủ tịch Hội CTĐ huyện Tuy Phước |
20 |
Nguyễn văn Bình |
1980 |
|
Định Xuân,Vĩnh Quang, Vĩnh Thạnh, Bình Định |
10/02/1999 |
Chủ tịch Hội CTĐ huyện vĩnh Thạnh |
21 |
Nguyễn Tấn Hào |
1967 |
|
Phường Bình Định, thị xã An Nhơn |
10/4/1995 |
Chủ tịch Hội CTĐ thị xã An Nhơn |
22 |
Trần Thị Tuyết |
|
1958 |
Quy nhơn, Bình Định |
1990 |
Chủ nhiệm CLBNTNCTĐ tỉnh |
23 |
Lê Ngọc Thường |
1994 |
|
Cát Tài, Phù Cát, Bình Định |
02/3/2018 |
CN Câu Lạc bộ 25 Hội CTĐ tỉnh – BV Y học cổ truyền và PHCN BĐ |
24 |
Nguyễn Thị Thảo Sương |
|
1978 |
Bình Đông, Bình Sơn, Quãng Ngãi |
05/4/2006 |
Phó Tổng Biên tập Báo Bình Định |
25 |
Đặng Thị Hồng Hạnh |
|
1975 |
Mỹ Châu, Phù Mỹ, Binh Định |
25/3/2005 |
Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh |
26 |
Đỗ Thiện Chế |
1965 |
|
Mỹ Phong, Phù Mỹ, Bình Định |
25/12/1990 |
Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh |
27 |
Lê Thanh Nồng |
1959 |
|
Xã Hoài Sơn, Hoài Nhơn, Bình Định |
18/5/1983 |
Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh |
28 |
Nguyễn Đình Hùng |
1969 |
|
Nhơn Phú, QN Bình Định |
19/3/1998 |
Phó Giám đốc Sở GD và ĐT |
29 |
Nguyễn Văn Trung |
1963 |
|
An Nhơn, Bình Định |
20/02/1994 |
Phó Giám đốc Sở Y tế Bình Định |
30 |
Đinh Chí Công |
1990 |
|
Hoài Nhơn, Bình Định |
28/6/2012 |
Trưởng ban Ban Thanh thiếu nhi – Trường học Tỉnh đoàn Bình Định |
31 |
Nguyễn Văn Hùng |
1962 |
|
Mỹ Hiệp, Phù Mỹ, Bình Định |
28/4/2003 |
P.Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và xã hội |
32 |
Lê Từ Bình |
1976 |
|
Cát Minh, Phù Cát, Bình Định |
19/5/2002 |
Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Định |
33 |
Lê Đức Nhã |
1963 |
|
Xã Tây Vinh, Tây Sơn, Bình Định |
26/10/1995 |
Phó Giám đốc Đài PT-TH tỉnh |
34 |
Nguyễn Văn Thành |
1968 |
|
Duy Xuyên, Quảng Nam |
|
Đại tá, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh |
35 |
Nguyễn Bá Bình |
1970 |
|
Xã Cát Chánh, Phù Cát, Bình Định |
07/8/1993 |
Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh |
36 |
Cao Thanh Thương |
1977 |
|
Hoài Thanh Tây, Hoài Nhơn, Bình Định |
12/6/2006 |
Phó Trưởng ban, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh |
IV/ Trí thức, Trường học, Tôn giáo, Doanh nghiệp, Tình nguyện viên: 09/09 |
37 |
Cao Kỳ Nam |
1986 |
|
Đống Đa, Quy Nhơn, Bình Định |
22/6/2011 |
Bí thư Đoàn trường, Phó Trưởng phòng Công tác chính trị - Sinh viên. Trường Đại học Quy Nhơn |
38 |
Lê Xuân Nguyên |
1977 |
|
Tây Xuân, Tây Sơn, Bình Định |
11/3/2011 |
Phó Hiệu trưởng – Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn |
39 |
Lâm Ánh Vy |
|
1988 |
Thị xã An Nhơn, Bình Định |
|
PCT Hội Doanh nhân trẻ Bình Định |
40 |
Lê Quang Bình (Thượng tọa Thích Quảng Châu) |
1968 |
|
Phước Hòa, Tuy Phước, Bình Định |
|
Trưởng Ban KT-TC Ban trị sự GHPG tỉnh BĐ - Trụ trì chùa Hiển Nam |
41 |
Nguyễn Thị Hải |
|
1976 |
Mỹ Cát, Phù Mỹ, Bình Định |
|
Trưởng ban Đại diện Phật giáo Hoài Hảo tỉnh Bình Định |
42 |
Nguyễn Văn Thể |
1952 |
|
Quảng Nam |
|
Mục sư – UV Ban đại diện Quản nhiệm Hội thánh Tin Lành Trung Ái |
43 |
Đỗ Thành Nam |
1961 |
|
Đập Đá, thị xã An Nhơn, Bình Định |
|
Trưởng ban Đại diện Hội Thánh tại Nam Bình Định |
44 |
Đặng Thu Hương |
|
1980 |
Nhơn Mỹ - An Nhơn – Bình Định |
06/12/2004 |
Kiểm soát viên, Phó Chủ tịch CĐCS - Công ty TNHH XSKT Bình Định |
45 |
Hoàng Thị Phương Liên |
|
1960 |
Tây Sơn, Bình Định |
|
Doanh nghiệp tư nhân Phương Linh |
|
|
|
|
|
|
|
|
BAN THƯỜNG VỤ
HỘI CHỮ THẬP ĐỎ TỈNH BÌNH ĐỊNH KHÓA IX, NHIỆM KỲ 2022 – 2027
STT |
HỌ VÀ TÊN |
NĂM SINH |
QUÊ QUÁN |
NGÀY VÀO ĐẢNG |
CHỨC VỤ, ĐƠN VỊ CÔNG TÁC HIỆN TẠI |
|
|
NAM |
NỮ |
|
01 |
Hà Văn Cát |
1970 |
|
Cát Tân, Phù Cát |
28/6/1996 |
Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh |
02 |
Lê Phong |
1969 |
|
Nhơn Phong, An Nhơn |
30/7/2007 |
PCT Thường trực Hội CTĐ tỉnh |
03 |
Phan Minh Tùng |
1975 |
|
Hoài Mỹ, Hoài Nhơn |
10/10/2000 |
Phó Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh |
04 |
Phạm Văn Dư |
1968 |
|
Cát Hiệp, Phù Cát |
11/6/1994 |
Phó Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh |
05 |
Nguyễn Thị Lành |
|
1972 |
Nhơn Bình, Quy Nhơn |
20/6/2005 |
Chánh Văn phòng Hội CTĐ tỉnh |
06 |
Nguyễn Thị Đức |
|
1975 |
Phước Thắng, Tuy Phước |
25/5/2004 |
Trưởng Ban CSSK Hội CTĐ tỉnh |
07 |
Trần Đình Chính |
1972 |
|
Phước Hòa, Tuy Phước |
8/8/1993 |
Chủ tịch Hội CTĐ Tp: Quy Nhơn |
08 |
Ngô Thị Kim Anh |
|
1976 |
Ân Tín, Hoài Ân, Bình Định |
11/9/1998 |
Chủ tịch hội CTĐ huyện Hoài Ân |
09 |
Nguyễn Đình Hùng |
1969 |
|
Nhơn Phú, QN Bình Định |
19/3/1998 |
Phó Giám đốc Sở GD và ĐT |
10 |
Nguyễn Văn Trung |
1963 |
|
An Nhơn, Bình Định |
20/02/1994 |
Phó Giám đốc Sở Y tế Bình Định |
11 |
Đinh Chí Công |
1990 |
|
Hoài Nhơn, Bình Định |
28/6/2012 |
Trưởng ban Ban Thanh thiếu nhi – Trường học Tỉnh đoàn Bình Định |
BAN KIỂM TRA
HỘI CHỮ THẬP ĐỎ TỈNH BÌNH ĐỊNH KHÓA IX, NHIỆM KỲ 2022 – 2027
STT |
HỌ VÀ TÊN |
NĂM SINH |
QUÊ QUÁN |
NGÀY VÀO ĐẢNG |
CHỨC VỤ, ĐƠN VỊ CÔNG TÁC HIỆN TẠI |
|
|
NAM |
NỮ |
|
01 |
Phan Minh Tùng |
1975 |
|
Hoài Mỹ, Hoài Nhơn |
10/10/2000 |
Phó Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh |
02 |
Nguyễn Thị Đức |
|
1975 |
Phước Thắng, Tuy Phước |
25/5/2004 |
Trưởng Ban CSSK Hội CTĐ tỉnh |
03 |
Đặng Hữu Trung |
1981 |
|
Mỹ Đức, Phù Mỹ, Bình Định |
09/02/2012 |
Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thành phố Quy Nhơn |
04 |
Nguyễn Văn Tri |
1976 |
|
Hoài Xuân, Hoài Nhơn |
04/6/2003 |
Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thị xã Hoài Nhơn |
05 |
Trần Vũ Minh |
1975 |
|
Nghĩa Lộ, TP Quãng Ngãi |
2009 |
Phó phòng Bảo trợ xã hội Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
+ Nam: 31 đồng chí
+ Nữ: 14 đồng chí
- Độ tuổi: Trung bình: 49 tuổi; cao nhất: 64 tuổi; nhỏ nhất: 28 tuổi
- Trình độ: + Chuyên môn:
- Sau đại học: 12 đồng chí (27%); 26,6%
- Đại học: 28 đồng chí (62%); 62,2%
- Cao Đẳng: 01 đồng chí (2%).
- Chứng chỉ, chứng nhận phật học: 02 đồng chí (4%).
+ Chính trị:
- Cử nhân, cao cấp: 19 đồng chí (43%); 42,2%
- Trung cấp: 17 đồng chí (37%); 37,7%
- Sơ cấp: 03 đồng chí (6,8%). 6,6%
- Tổng số: 13 đồng chí, khuyết 02 đồng chí (Tại cơ quan thường trực tỉnh Hội), Trong đó: Nam: 08 đồng chí, Nữ: 03 đồng chí
- Độ tuổi: Trung bình: 49 tuổi; cao nhất: 59 tuổi; nhỏ nhất: 32 tuổi.
- Trình độ: + Chuyên môn: Sau đại học: 04 đồng chí (36%); Đại học: 07 đồng chí (64%).
+ Chính trị: Cử nhân, cao cấp: 07 đồng chí (64%); Trung cấp: 04 đồng chí (36%).
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU |
Tổ chức, cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ, nhiệm kỳ 2016 - 2021 |
(Số liệu tính từ năm 2017 đến 2021) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Stt |
Năm |
Hội cơ sở |
Tổng số chi Hội |
Hệ số
phụ cấp Chủ tịch CTĐ xã, phường
(chuyên trách-kiêm nhiệm) |
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ |
Tỷ lệ thu Hội phí |
Cán bộ |
Hội viên |
Thanh thiếu niên |
Tình nguyện viên |
Số Đội tình nguyện viên |
Tổng số lớp đã tổ chức |
Tổng lượt CB được đào tạo |
Cấp tỉnh |
Cấp huyện |
Cấp xã |
Cá nhân |
Tập thể |
Chuyên trách |
Kiêm nhiệm |
Chuyên trách |
Kiêm nhiệm |
Chuyên trách |
Kiêm nhiệm |
Bạch Kim |
Vàng |
Bạc |
Hoạt động |
Bạch Kim |
Vàng |
Bạc |
Hoạt động |
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
1 |
Năm 2017 |
211 |
1,608 |
1.0 |
22 |
1,415 |
80% |
15 |
- |
29 |
2 |
150 |
9 |
- |
- |
- |
38,178 |
- |
- |
- |
- |
30,044 |
4,844 |
145 |
2 |
Năm 2018 |
211 |
1,503 |
1.0 |
11 |
269 |
85% |
14 |
- |
29 |
2 |
143 |
16 |
2 |
7 |
79 |
38,703 |
1 |
10 |
- |
- |
31,042 |
2,376 |
144 |
3 |
Năm 2019 |
210 |
1,501 |
0,5-1,0 |
8 |
337 |
68% |
13 |
- |
29 |
2 |
88 |
71 |
- |
- |
- |
29,177 |
- |
- |
- |
- |
11,602 |
2,595 |
180 |
4 |
Năm 2020 |
199 |
1,558 |
0,5-1,0 |
1 |
42 |
78% |
14 |
- |
27 |
- |
59 |
100 |
- |
- |
- |
28,377 |
- |
- |
- |
- |
11,887 |
2,606 |
184 |
5 |
Năm 2021 |
206 |
1,544 |
0,3-1,0 |
1 |
31 |
88% |
14 |
- |
29 |
2 |
48 |
111 |
- |
- |
- |
29,030 |
- |
- |
- |
- |
25,893 |
3,043 |
190 |
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU |
Công tác xã hội, nhiệm kỳ 2016 - 2021 |
(Số liệu tính từ năm 2017 đến 2021) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đơn vị tính trị giá: Triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Stt |
Năm |
Phong trào "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam" |
Cuộc Vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân
gắn với một địa chỉ nhân đạo" |
Ngân hàng bò |
Hỗ trợ khác |
Tổng số người được hỗ trợ |
Tổng trị giá |
Số địa chỉ được lập hồ sơ |
Số địa chỉ được trợ giúp |
Tổng giá trị trợ giúp |
Số suất quà |
Trị giá |
Tổng số địa chỉ |
Tổng số người được trợ giúp |
Số lượng bò được cấp |
Trị giá bò được cấp |
Số bò sinh thêm |
Số lượng bò được chuyển giao |
Số bò chết |
Số người được trợ giúp |
Trị giá |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 = 3+7 +(9+12)*4+14 |
17 = 4+8+10+15 |
Tổng cộng |
391,076 |
159,013 |
16,441 |
27,872 |
48,404 |
29,564 |
700 |
7,212 |
413 |
393 |
73 |
653,505 |
124,050 |
1,097,357 |
319,839 |
1 |
Năm 2017 |
145,631 |
45,158 |
2,454 |
1452 |
5808 |
1339 |
142 |
1800 |
11 |
10 |
3 |
225,936 |
63106 |
377,983 |
111,403 |
2 |
Năm 2018 |
59,192 |
37,034 |
7939 |
21598 |
29322 |
15,339 |
487 |
4,955 |
354 |
344 |
43 |
74,080 |
14580 |
165,918 |
71,908 |
3 |
Năm 2019 |
61,019 |
21,840 |
2156 |
1542 |
4323 |
4746 |
26 |
158 |
22 |
21 |
9 |
258,351 |
12,966 |
323,881 |
39,709 |
4 |
Năm 2020 |
59,014 |
25,821 |
2,274 |
1,990 |
6,378 |
5,049 |
26 |
180 |
12 |
9 |
10 |
53,509 |
18,028 |
119,041 |
49,079 |
5 |
Năm 2021 |
66,220 |
29,161 |
1618 |
1290 |
2573 |
3,091 |
19 |
119 |
14 |
9 |
8 |
41,629 |
15,370 |
110,534 |
47,741 |
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU |
Công tác chăm sóc sức khỏe, nhiệm kỳ 2016 - 2021 |
(Số liệu tính từ năm 2017 đến 2021) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đơn vị tính trị giá: Triệu đồng |
Stt |
Năm |
Khám chữa bệnh
Nhân đạo |
Sơ cấp cứu và ATGT |
Nước sạch và vệ sinh |
Truyền thông
PC dịch bệnh |
Hiến máu, mô, tạng
và hiến xác |
Tổng số người được trợ giúp |
Tổng trị giá hoạt động CSSK |
Số đội KCB lưu động |
Tổng số phòng khám CTĐ |
Tổng số lượt người được khám |
Số trạm SCC được cấp phép |
Số điểm SCC được cấp phép |
Số người được SCC |
Số Trung tâm huấn luyện SCC |
Số hướng dẫn viên SCC |
Số người được huấn luyện SCC |
Số người được truyền thông, phổ biến kiến thức về SCC |
Số lượt người được tập huấn |
Số lượt người được truyền thông về NSVS |
Số công trình, bồn, bể nước được hỗ trợ |
Số hố xí hợp vệ sinh được hỗ trợ |
Số lượt người được tập huấn |
Số lượt người được truyền thông |
CLB hiến máu TN |
Số đơn vị máu đã tiếp nhận |
Trị giá hiến máu |
Hiến mô, tạng và hiến xác |
Số CLB |
Số thành viên |
Số người đăng ký |
Số người đã hiến |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
Tổng cộng |
|
|
87,216 |
|
|
2,359 |
|
|
6,376 |
24,710 |
1,021 |
25,990 |
28 |
750 |
1,998 |
386,052 |
|
|
95,765 |
27,370 |
36 |
- |
1,622,786 |
64,598 |
2 |
Năm 2017 |
- |
- |
17,349 |
159 |
- |
420 |
1 |
6 |
535 |
3,200 |
255 |
5,300 |
- |
- |
420 |
16,500 |
39 |
702 |
18,948 |
2,354 |
- |
- |
212,131 |
11,289 |
3 |
Năm 2018 |
41 |
22 |
28,691 |
36 |
39 |
408 |
1 |
13 |
647 |
715 |
63 |
4,800 |
16 |
10 |
654 |
25,520 |
54 |
752 |
20,995 |
2,766 |
2 |
- |
35,978 |
17,092 |
4 |
Năm 2019 |
10 |
40 |
14,390 |
39 |
202 |
873 |
1 |
14 |
3,599 |
2,055 |
90 |
6,910 |
5 |
370 |
452 |
4,750 |
43 |
737 |
18,033 |
11,559 |
12 |
- |
449,325 |
17,258 |
5 |
Năm 2020 |
10 |
39 |
11,752 |
68 |
30 |
368 |
1 |
14 |
1,195 |
7,330 |
373 |
6,250 |
7 |
370 |
232 |
70,751 |
49 |
917 |
18,142 |
4,974 |
9 |
- |
472,414 |
11,017 |
6 |
Năm 2021 |
9 |
39 |
15,034 |
64 |
33 |
290 |
1 |
6 |
400 |
11,410 |
240 |
2,730 |
- |
- |
240 |
268,531 |
48 |
794 |
19,647 |
5,717 |
13 |
- |
452,938 |
7,942 |
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU |
Kết quả hoạt động công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ, nhiệm kỳ 2016-2021 |
(Số liệu tính từ năm 2017 đến 2021) |
Số TT |
Năm |
Số người được trợ giúp và trị giá hoạt động (đã thực hiện) |
Kinh phí Nhà nước cấp cho 3 cấp Hội
(12/13) |
Tổng trị giá hoạt động / kinh phí NN cấp cho 3 cấp Hội
(12/13= số lần) |
Công tác xã hội |
Phòng ngừa và ứng phó thảm họa |
Chăm sóc sức khỏe |
Hiến máu nhân đạo |
Tổng số người được trợ giúp
(3+5+7) |
Tổng trị giá (4+6+8+10) (triệu đồng) |
Số người được trợ giúp |
Trị giá (triệu đồng) |
Số người được trợ giúp |
Trị giá (triệu đồng) |
Số người được trợ giúp |
Trị giá (triệu đồng) |
Số đơn vị máu đã tiếp nhận) |
Trị giá |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
Tổng cộng |
1,097,357 |
319,840 |
94,423 |
37,056 |
1,622,786 |
64,598 |
95,765 |
25,016.12 |
2,814,566 |
446,509.7 |
35,800.8 |
12.47 |
1 |
Năm 2017 |
377,983 |
111,403 |
25312 |
6491.749 |
212,131 |
11289.18 |
18,948 |
0 |
615,426 |
129,183.9 |
6,211.7 |
20.80 |
2 |
Năm 2018 |
165,918 |
71,908 |
18850 |
9320 |
35,978 |
17,092 |
20,995 |
2,766 |
220,746 |
101,085.8 |
9,707.1 |
10.41 |
3 |
Năm 2019 |
323,881 |
39,709 |
18,172 |
9,053 |
449,325 |
17,258 |
18,033 |
11,559 |
791,378 |
77,579.7 |
6,020 |
12.89 |
4 |
Năm 2020 |
119,041 |
49,079 |
14,357 |
7,419.6 |
472,414 |
11,016.6 |
18,142 |
4,974.06 |
605,812 |
72,489.3 |
7,574.7 |
9.57 |
5 |
Năm 2021 |
110,534 |
47,741 |
17,732 |
4,771 |
452,938 |
7,942 |
19,647 |
5,717 |
581,204 |
66,171.0 |
6,287.4 |
10.52 |
HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
BCH TỈNH HỘI BÌNH ĐỊNH
 |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: /BC-CTĐBĐ
|
Bình Định, ngày tháng năm 2022 |
XÂY DỰNG HỘI CHỮ THẬP ĐỎ TỈNH BÌNH ĐỊNH VỮNG MẠNH; CHUYÊN NGHIỆP PHÁT HUY VAI TRÒ NÒNG CỐT, CẦU NỐI, ĐIỀU PHỐI TRONG HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
(Báo cáo của Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ tỉnh khóa VIII tại Đại hội
đại biểu Hội Chữ thập đỏ tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2022 – 2027)
|
|
 |
Công cuộc đổi mới của đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đạt những thành tựu đáng phấn khởi: Kinh tế phát triển, chính trị - xã hội ổn định; Quốc phòng an ninh được tăng cường, an sinh xã hội được đảm bảo... Trong đó, hoạt động nhân đạo ngày càng trở thành xu thế tất yếu. Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định trong 5 năm qua được sự quan tâm của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp đã không ngừng củng cố kiện toàn về tổ chức, từng bước thể hiện vai trò nòng cốt trong hoạt động nhân đạo xã hội thông qua việc tích cực kêu gọi và thực hiện hỗ trợ nhân đạo cho các đối tượng dễ bị tổn thương trong cộng đồng; tích cực tham gia công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai, thảm họa, cứu trợ khẩn cấp; chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Qua đó, đã thiết thực góp phần chăm lo đời sống và sức khỏe nhân dân làm giảm bớt khó khăn cho người dễ bị tổn thương, giúp họ vươn lên hòa nhập cộng đồng; góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước tại địa phương.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, Công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ trong cả nước nói chung và ở tỉnh ta nói riêng cũng gặp không ít khó khăn thách thức do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế thế giới và khủng hoảng tài chính phục hồi chậm; biến động chính trị ở nhiều nước và nhiều khu vực trên thế giới; thiên tai xảy ra liên tiếp do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; Đại dịch covid-19 diễn biến nhanh, phức tạp, khó kiểm soát gây thiệt hại đến kinh tế, đến tính mạng, tài sản của nhân dân; sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động nhân đạo còn những bất cập; hoạt động nhân đạo còn chồng chéo, thiếu sự điều phối thống nhất; chính sách đối với cán bộ Hội các cấp còn bất cập ... những điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến Công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ.
Trong bối cảnh đó, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của Trung ương Hội CTĐ Việt Nam; sự phối hợp, hỗ trợ của Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể, cùng với sự đoàn kết, nhất trí của toàn thể cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ, các cấp Hội trong tỉnh đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, chung sức, chung lòng, khắc phục khó khăn, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Hội Chữ thập đỏ tỉnh lần thứ VIII đề ra và đã đạt được những kết quả thiết thực.
Phần thứ nhất
KẾT QUẢ CÔNG TÁC HỘI VÀ PHONG TRÀO CHỮ THẬP ĐỎ NHIỆM KỲ 2016 - 2021
I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC HỘI VÀ PHONG TRÀO CHỮ THẬP ĐỎ NHIỆM KỲ 2016-2021
1. Công tác xây dựng tổ chức Hội
Thực hiện Nghị quyết số 28/NQ-TƯHCTĐ ngày 27/2/2015 của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về “Xây dựng tổ chức Hội cơ sở vững mạnh”, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, trong 5 năm qua bộ máy tổ chức các cấp Hội trong tỉnh được củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng 11/11 huyện, thị, thành phố; 100% xã, phường, thị trấn và tương đương ở trong tỉnh đều có tổ chức Hội. Nhờ chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội có phẩm chất, đạo đức có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Mỗi tổ chức Hội các cấp ở trong tỉnh đã đi vào hoạt động nề nếp, có chương trình, kế hoạch cụ thể, định kỳ có sơ kết, tổng kết, đánh giá, nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt....
Biên chế cán bộ Hội ổn định, ở cấp tỉnh được giao 14 biên chế, cấp huyện được giao 3 biên chế. Bắt đầu từ năm 2019 các cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở hoạt động theo cơ chế Nhà nước giao nhiệm vụ; cấp xã, phường, thị trấn cán bộ Hội Chữ thập đỏ từ chuyên trách chuyển sang kiêm nhiệm theo Quyết định số 41/2018/QĐ-UBND ngày 20/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh, phụ cấp cho Chủ tịch Hội CTĐ xã, phường, thị trấn hưởng chế độ kiêm nhiệm (từ 30% – 50%); Hội CTĐ tỉnh, huyện có trụ sở, phòng làm việc, cấp xã có phương tiện, trang thiết bị làm việc tối thiểu.
Hiện nay, toàn tỉnh có 206 Hội cơ sở (159 xã, phường, thị trấn; 47 trường học, cơ quan, đơn vị); 1.544 chi hội cấp thôn, làng, khu phố và tương đương, với 29.030 hội viên; 25.893 thanh thiếu niên Chữ thập đỏ; 190 đội tình nguyện viên, trong đó ở cấp tỉnh có 04 Câu lạc bộ (CLB Người tình nguyện CTĐ, Câu lạc bộ 25, Câu lạc bộ nhóm máu hiếm và Nhóm thiện nguyện Quy Nhơn) và 11 Câu lạc bộ người tình nguyện CTĐ ở các huyện, thị xã, thành phố với 3.043 tình nguyện viên. Đội ngũ cán bộ các cấp Hội ngày càng thể hiện được vị trí, vai trò trách nhiệm nòng cốt trong công tác nhân đạo xã hội.
Lực lượng tình nguyện viên Chữ thập đỏ ngày càng lớn mạnh hoạt động hiệu quả, thiết thực trên nhiều lĩnh vực như: Cứu trợ, trợ giúp nhân đạo; cứu trợ khẩn cấp trong thiên tai, thảm họa; khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà tết cho người nghèo; trợ giúp các địa chỉ nhân đạo trong cải thiên đời sống, tài trợ và phục vụ bữa cơm, cháo tình thương ở các Trung tâm y tế, bệnh viện tỉnh, huyện và một số khu dân cư khó khăn.
Lực lượng thanh niên, thiếu niên Chữ thập đỏ đã có nhiều hoạt động hiệu quả, tạo ấn tượng tốt đẹp trong xã hội như: Tuyên truyền các giá trị nhân đạo, tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp nhân đạo, tham gia các cuộc vận động, các phong trào của Hội Chữ thập đỏ, quyên góp giúp đỡ người khó khăn, bất hạnh, tổ chức nhiều hoạt động cộng đồng kết hợp hỗ trợ, trợ giúp người nghèo với các hình thức giúp đỡ như: Quỹ vì bạn nghèo, heo đất, nhóm bạn giúp nhau vượt khó; vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe; tuyên truyền, vận động và tham gia hiến máu tình nguyện (đối với thanh niên); tham gia phòng chống tai nạn thương tích, nhất là tai nạn giao thông, đuối nước, phòng ngừa, ứng phó thảm họa...
2. Kết quả các phong trào, các cuộc vận động của Hội, nhiệm kỳ 2016 - 2021
2.1. Công tác xã hội nhân đạo được triển khai sâu, rộng, có tính lan tỏa, thu hút ngày càng nhiều cơ quan, tổ chức, nhà hảo tâm tham gia
Trong 5 năm qua, hoạt động vận động trợ giúp nhân đạo của các cấp Hội ngày càng chuyên nghiệp đi vào chiều sâu và ngày càng lan tỏa trong cộng đồng, thu hút ngày càng nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia. Vai trò năng lực của các cấp Hội ngày càng khẳng định, tổ chức Hội các cấp ở trong tỉnh đã từng bước thể hiện rõ vai trò nòng cốt, cầu nối, điều phối và bổ trợ cho chính quyền trong hoạt động nhân đạo được thể hiện qua các cuộc vận động:
Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” đã trở thành hoạt động truyền thống, đặc trưng của Hội Chữ thập đỏ trong việc chăm lo cho người nghèo trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Nét mới của phong trào là sự chỉ đạo và tham gia trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự chỉ đạo đồng bộ, thống nhất trong hệ thống Hội từ Trung ương đến cơ sở, sự vào cuộc của cấp ủy đảng, chính quyền ở địa phương. Hàng năm, Hội Chữ thập đỏ các cấp trong tỉnh đã chủ động kêu gọi, vận động các cơ quan, tổ chức, nhà hảo tâm quan tâm giúp đỡ các đối tượng khó khăn, đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội; bằng nhiều hình thức phong phú nhằm giúp cho người nghèo, nạn nhân da cam có điều kiện vui xuân đón Tết. Kết quả phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” trong 5 năm qua đã trợ giúp cho 391.076 lượt người hưởng lợi đạt 159,013 tỷ đồng.
Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã thu hút được nhiều tổ chức, đơn vị, tôn giáo, doanh nghiệp, nhà hảo tâm tham gia và hưởng ứng tích cực. Trong 5 năm qua, các cấp Hội trong tỉnh đã vận động và hỗ trợ thường xuyên 27.872 lượt địa chỉ nhân đạo (giúp cho người già neo đơn, trẻ em mồ côi, mẹ Việt Nam anh hùng, nạn nhân chất độc da cam, cấp học bổng, tặng xe đạp cho học sinh nghèo và dụng cụ giảng dạy cho các trường Mẫu giáo, trường Trung học cơ sở, tặng sổ tiết kiệm, hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh, chăn nuôi heo, chăn nuôi dê, dệt chiếu cối để phát triển kinh tế hộ gia đình, ..…); xây dựng 109 nhà Chữ thập đỏ, sửa chữa 02 trường Mẫu giáo. Đến nay, Cuộc vận động trợ giúp 48.404 lượt người. Tổng giá trị đạt 29,564 tỷ đồng.
Chương trình “Ngân hàng bò” của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện ở trong tỉnh đem lại kết quả thiết thực, hàng trăm lượt hộ nghèo nhờ chăn nuôi bò sinh sản đã cải thiện đời sống và thoát nghèo bền vững. Từ năm 2017 đến nay, các cấp Hội trong tỉnh đã vận động, kêu gọi và đã tặng 700 con bò giống sinh sản, trị giá 7,212 tỷ đồng cho hộ nghèo, hộ khuyết tật, nạn nhân da cam… theo phương thức sau chăm sóc bò sinh sản được bê con đủ 10 tháng tuổi, chuyển bê con cho hộ khác chăn nuôi và cứ luân phiên như thế. Trong nhiệm kỳ đã nâng tổng số bò lên 1.113 con (bao gồm 413 con bê sinh thêm).
Thực hiện “Tháng Nhân đạo” theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương Hội, các cấp Hội trong tỉnh đã thực hiện với tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, trợ giúp gắn với các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Trong đó, chú trọng hoạt động hỗ trợ cho người lao động, người có hoàn cảnh khó khăn, bệnh nhân nghèo...Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã tổ chức làm điểm mô hình “Chợ Nhân đạo”. Đây là mô hình mới, sáng tạo có tính cộng đồng, tính liên kết cao, hình thức vận động nguồn lực đa dạng, phong phú, trở thành ngày Hội mua sắm 0 đồng đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Kết quả trong 4 năm thực hiện “Tháng nhân đạo” đã tổ chức được 12 phiên “Chợ Nhân đạo”; xây dựng và sửa chữa 63 nhà Chữ thập đỏ; trao tặng quà, khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí và trợ giúp pháp luật cho 77.400 lượt hộ nghèo, tổng giá trị hơn 22,020 tỷ đồng.
Công tác trợ giúp nạn nhân chất độc da cam được các cấp Hội quan tâm bằng nhiều hoạt động thiết thực đã giúp đỡ hàng chục ngàn lượt người bị nhiễm, phơi nhiễm chất độc da cam cải thiện đời sống, xây nhà tình thương, hỗ trợ vốn chăn nuôi, sản xuất, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng chỉnh hình, cấp xe lăn, xe lắc, phương tiện vận động...Hàng năm, nhân “Tháng cao điểm hành động vì nạn nhân chất độc da cam” (10/8 – 10/9), các cấp Hội đã tổ chức thăm tặng quà cho hàng ngàn lượt hộ, người bị nhiễm chất độc da cam. Kêu gọi vận động Giáo sư Michio Umegaki – Trường đại học Keio, Nhật Bản tài trợ Lớp học cho Trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại xã Cát Trinh, Cát Minh, Cát Thành, Cát Hanh, huyện Phù Cát.
Phong trào tương thân tương ái được phát động và phát huy, với nhiều nội dung phong phú, đa dạng như: “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, “Tháng hành động vì nạn nhân chất độc da cam”, quyên góp vì nạn nhân thiên tai, thảm họa; thư kêu gọi các chương trình vì biển đảo quê hương; mười người giúp một người; nhà Chữ thập đỏ cho hộ nghèo; thùng gạo, hủ gạo tình thương, tặng học bổng cho học sinh nghèo; bữa cơm, bữa cháo tình thương ở các Trung tâm y tế, bệnh viện và một số khu dân cư; sổ vàng nhân đạo...phong trào “Đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn”, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm lo gia đình thương binh liệt sĩ được các cấp Hội chú trọng và mang lại những kết quả thiết thực, đáng ghi nhận.
Những đơn vị hoạt động tốt trong lĩnh vực này như: Hội Chữ thập đỏ thành phố Quy Nhơn, thị xã Hoài Nhơn, huyện Hoài Ân, Tây Sơn,Vĩnh Thạnh, Phù Mỹ, An Lão, Câu lạc bộ người tình nguyện Chữ thập đỏ tỉnh,... Nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã đồng hành cùng với Hội Chữ thập đỏ tỉnh trong công tác trợ giúp nhân đạo, tiêu biểu như: Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Bình Định, Cảng Quy Nhơn, bà Lim Hye Kung – doanh nhân người Hàn Quốc; Giáo sư Michio Umegaki – Trường đại học Keio, Nhật Bản; Tổ chức Trả lại tuổi thơ – Hoa Kỳ; Hội hữu nghị Việt – Pháp thành phố Hồ Chí Minh;...
Tổng giá trị công tác xã hội nhân đạo của toàn tỉnh trong nhiệm kỳ đạt 319,840 tỷ đồng, đã trợ giúp cho 1.097.357 lượt người (gấp 2,2 tổng giá trị và gấp 2,4 lần số lượt người được trợ giúp so với nhiệm kỳ Đại hội VII).
2.2. Hoạt động tham gia phòng ngừa ứng phó thảm họa ngày càng chuyên nghiệp, có hiệu quả
Công tác phòng ngừa ứng phó thảm họa, giảm nhẹ tác hại của thiên tai được các cấp Hội chủ động tích cực triển khai từ tỉnh đến cơ sở, hàng năm đều xây dựng kế hoạch và ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó thiên tai với phương châm “4 tại chỗ”, thể hiện rõ các hoạt động cụ thể cả trước, trong và sau thiên tai. Bên cạnh đó, các cấp Hội trong tỉnh đều đã thành lập Đội ứng phó nhanh trong thiên tai, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã thành lập và kiện toàn đội PDRT gồm 15 thành viên, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó khi thiên tai xảy ra. Hội Chữ thập đỏ các cấp với vai trò là thành viên Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã tham gia tích cực trên các lĩnh vực cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ tâm lý người bị nạn do thiên tai; tham gia công tác di dời, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, sơ cấp cứu nạn nhân thiên tai...
Trong 5 năm qua, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã kêu gọi và thực hiện có hiệu quả các dự án, các ngồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân như: Dự án phòng chống ngập úng và thoát nước do Hội Chữ thập đỏ Đức và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tài trợ; Dự án cứu trợ bằng tiền mặt do Chính phủ Niu-Di-Lân tài trợ; Dự án “Trao quyền cho phụ nữ nhằm tăng cường khả năng phục hồi cho phụ nữ kém may mắn tại Việt Nam”; tiếp nhận nguồn hàng cứu trợ của Mỹ, Trung Quốc, Lào, “Nhóm chia sẽ - Sharing” của bà Mai Thị Hạnh - Phu nhân nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chương trình “Chung sức vì biển đảo” hỗ trợ áo phao cho ngư dân đánh bắt xa bờ với tổng giá trị 13,09 tỷ đồng; bên cạnh đó Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi mưa lũ tại các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Quảng Bình, trao tặng hơn 16 tấn nhu yếu phẩm (gồm chăn màn, quần áo cũ, bánh kẹo, bánh chưng, bánh tét, dụng cụ học sinh…) và tiền mặt, trị giá 400 triệu đồng.
Các dự án, các nguồn hỗ trợ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền địa phương, cán bộ, tình nguyện viên Hội Chữ thập đỏ các cấp về phòng ngừa ứng phó, thảm họa. Ngoài ra, các dự án, các nguồn hỗ trợ còn cung cấp được nhiều trang thiết bị phòng ngừa ứng phó thảm họa và xây dựng được nhiều công trình tại các cộng đồng dân cư đáp ứng được nhu cầu bức xúc của nhân dân vừa góp phần giảm thiểu rủi ro, thiên tai tại địa phương gắn với xóa đói giảm nghèo, phát triển dân sinh, ngăn ngừa bệnh tật, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, góp phần thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phù hợp với mục tiêu của Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng theo Quyết định 1002/QĐ-TTg, ngày 13/07/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng giá trị hoạt động của các cấp Hội tham gia phòng ngừa ứng phó thảm họa trong nhiệm kỳ qua đạt 37,056 tỷ đồng, trợ giúp cho 94.423 lượt người khó khăn (gấp 2,1 tổng giá trị và gấp 2,6 lần số lượt người được trợ giúp so với nhiệm kỳ Đại hội VII).
2.3. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
* Hoạt động sơ cấp cứu và khám chữa bệnh nhân đạo
Các cấp Hội đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng chống dịch bệnh ở người và gia súc, gia cầm có khả năng lây lan sang người; thực hiện dùng nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường, vận động người dân trồng và sử dụng thuốc nam nhằm góp phần chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.
Trong nhiệm kỳ qua, các cấp Hội tiếp tục duy trì nhiều điểm sơ cấp cứu trên địa bàn dân cư, các trục đường giao thông, nơi công cộng đông người. Phối hợp thành lập các trạm, điểm sơ cấp cứu tại xã, phường, thị trấn; cán bộ y tế xã, thanh niên Chữ thập đỏ xung kích, tình nguyện viên Chữ thập đỏ là lực lượng chính làm công tác sơ cấp cứu ban đầu. Kết quả đã sơ cấp cứu cho 2.359 nạn nhân bị tai nạn, góp phần chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người bị nạn. Bên cạnh đó, đã tổ chức 62 lớp tập huấn sơ cấp cứu cho cán bộ, nhân dân, giáo viên, học sinh, lực lượng vũ trang, tình nguyện viên Chữ thập đỏ và một số doanh nghiệp để trang bị về kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu; tạo được lực lượng sơ cứu viên trong các cơ quan, đơn vị và cộng đồng dân cư, trường học trở thành lực lượng nòng cốt cho công tác sơ cấp cứu ban đầu với tổng số người tham dự các lớp Sơ cấp cứu trên 6.376 lượt người và truyền thông, phổ biến kiến thức về Sơ cấp cứu cho 24.710 lượt người. Ngoài ra các cấp Hội đã triển khai hoạt động truyền thông thay đổi hành vi về nước sạch, vệ sinh trong tình huống khẩn cấp cho 25.990 lượt người; vận động xây dựng 28 công trình nước sạch (bồn, bể chứa nước) và 750 nhà vệ sinh cho hộ nghèo.
Hoạt động khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc là việc làm thường xuyên của các cấp Hội trong tỉnh. Trong 5 năm, đã tổ chức được 144 đợt khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 87.216 lượt người, trị giá 10,340 tỷ đồng; phối hợp thực hiện chương trình mổ tim bẩm sinh cho 19 bệnh nhân chủ yếu là trẻ em; phẫu thật mắt miễn phí và bệnh nhân hở môi hàm ếch cho 458 bệnh nhân, trị giá 2,789 tỷ đồng.
Chương trình lắp chi giả cho người khuyết tật do Ủy ban quốc tế Chữ thập đỏ tài trợ được duy trì và thực hiện thường xuyên, đã lắp chi giả cho 222 người cụt chi, giúp cho họ vận động thuận lợi hơn; các tổ chức cá nhân trong nước, ngoài nước đã tài trợ 1.782 xe lăn, xe lắc trị giá 3,090 tỷ cho người khuyết tật nghèo.
Triển khai và thực hiện các hoạt động truyền thông trong cộng đồng về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Hội CTĐ tỉnh đã tổ chức ra quân truyền thông phòng, chống dịch bằng các hình thức hướng dẫn rửa tay đúng cách, phát hơn 195.160 tờ rời, in 500 tờ poster cấp cho các huyện, thị, thành Hội và xã, phường, thị trấn; phát miễn phí 112.410 khẩu trang y tế, 27.178 cục xà phòng, nước rửa tay sát khuẩn,... để người dân, học sinh phòng, chống dịch bệnh.
Mô hình Bếp ăn tình thương được duy trì và nhân rộng ở các huyện, thị, thành phố và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các nhà hảo tâm, đơn vị, cá nhân trong tỉnh. Đến nay đã có 11/11 Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố và Bệnh viện trong tỉnh có mô hình Bếp ăn tình thương, ngoài ra còn có mô hình nồi cháo tình thương do các Câu lạc bộ tại các phường, xã thành phố Quy Nhơn cung cấp bữa ăn sáng cho bệnh nhân tại Bệnh viện Lao và bệnh viện phổi, Bệnh viện Tâm thần tỉnh. Trong nhiệm kỳ, các Bếp ăn tình thương trong tỉnh đã phục vụ cho 1.835.338 lượt người suất cơm, cháo cho bệnh nhân nghèo, trị giá 21,724 tỷ đồng. Tiêu biểu như: Hội CTĐ thành phố Quy Nhơn mở quán cơm 2.000 đồng, phục vụ bếp cơm, cháo tại Trung tâm y tế thành phố Quy Nhơn kêu gọi và cấp phát 284.580 suất cơm, cháo, trị giá 4,7 tỷ đồng; Hội CTĐ thị xã Hoài Nhơn phục vụ bếp cơm, cháo tại Bệnh viện đa khoa khu vực Bồng Sơn và Trung tâm y tế thị xã cấp phát 273.959 suất cơm, cháo, trị giá 1,7 tỷ đồng; Câu lạc bộ người tình nguyện CTĐ tỉnh phục vụ bếp cơm, cháo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Tâm thần tỉnh đã cấp phát 856.803 suất cơm, cháo, trị giá 11,25 tỷ đồng.
Tổng giá trị hoạt động Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân của các cấp Hội nhiệm kỳ qua đạt 64,598 tỷ đồng với 1.622.786 lượt người được trợ giúp và chăm sóc (gấp 1,46 tổng giá trị và gấp 9,5 lần số lượt người được trợ giúp so với nhiệm kỳ Đại hội VII).
* Công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện được thực hiện ngày càng sâu rộng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về máu để phục vụ cấp cứu và điều trị
Hàng năm, với vai trò là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện, Hội Chữ thập đỏ các cấp đã tham mưu cho UBND cùng cấp ban hành Kế hoạch vận động hiến máu tình nguyện tại địa phương, củng cố kiện toàn Ban Chỉ đạo hiến máu; phối hợp với các ngành, đoàn thể triển khai tổ chức tốt các hoạt động truyền thông và các đợt hiến máu tập trung cũng như hiến máu đột xuất cứu người tại địa phương. Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 hiện nay, Hội CTĐ các cấp đã tham mưu cho UBND cùng cấp tổ chức các đợt hiến máu giãn cách, đảm bảo theo yêu cầu phòng, chống dịch covid-19, kết quả công tác vận động và tiếp nhận máu trong nhiệm kỳ đạt 95.765 đơn vị máu, trị giá gần 27,370 tỷ đồng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu cấp cứu và điều trị bệnh tại các cơ sở y tế trong tỉnh.
Bên cạnh đó, Hội Chữ thập đỏ các cấp cũng đã triển khai tổ chức tốt các chiến dịch vận động hiến máu tình nguyện như: Lễ hội xuân hồng, Hành trình đỏ, giọt máu hồng hè... và tôn vinh những tập thể, gia đình, cá nhân có thành tích trong hiến máu tình nguyện và vận động hiến máu tình nguyện nhân ngày 14/6, từ đó thúc đẩy phong trào hiến máu cứu người ngày một lan tỏa, đạt hiệu quả cao.
3. Kết quả triển khai các nhiệm vụ khác của Hội
3.1 Công tác tuyên truyền các giá trị nhân đạo và tuyên truyền về Hội
Công tác tuyên truyền của Hội trong nhiệm kỳ qua đã bám sát chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác nhân đạo; các cấp Hội thực hiện đổi mới về nội dung và đa dạng về hình thức tuyên truyền như: mít tinh, họp mặt ôn lại truyền thống, tổ chức hội thảo, diễn tập; sinh hoạt dã ngoại; giao lưu chia sẻ kinh nghiệm; thông qua các đợt hiến máu, đợt cứu trợ, khám bệnh nhân đạo… Truyền thông được thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng của tỉnh và của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh như báo, đài; Trang Website của tỉnh Hội, trên các trang mạng xã hội... Hội CTĐ tỉnh đã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng chuyên mục “Truyền hình nhân đạo” từ năm 2013 đến nay (thực hiện 12 số/năm, chia làm 3 mục là Phong trào nhân đạo của các cấp Hội trên địa bàn tỉnh, Điểm sáng nhân ái (mô hình hoặc gương cá nhân, tập thể tiêu biểu) và Kết nối yêu thương. Trang Web của Hội CTĐ tỉnh đến nay đã có trên 1,95 triệu lượt người truy cập.
Trong nhiệm kỳ đã tổ chức 20 hội nghị chuyên đề về Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; Luật hoạt động Chữ thập đỏ; Nghị định 03 Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật hoạt động Chữ thập đỏ; Chỉ thị 43-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về “Nâng cao hiệu quả công tác nhân đạo và hoạt động Chữ thập đỏ trong tình hình mới”; tuyên truyền về “Tháng nhân đạo” theo chủ trương của Trung ương Hội; quán triệt Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh... đến đông đảo cán bộ, hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ trong tỉnh.
Công tác tuyên truyền, huấn luyện được chú trọng và tích cực tổ chức để nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng toàn diện cho cán bộ Hội, đã góp phần đáng kể phát triển tổ chức và năng lực cán bộ Hội. Hình thức nội dung tuyên truyền luôn đổi mới và thường xuyên cập nhật thông tin phù hợp và phong phú. Trong 5 năm qua, đã tập trung tập huấn, huấn luyện các nội dung phòng ngừa ứng phó thiên tai, thảm họa; công tác xã hội; sơ cấp cứu ban đầu; công tác truyền thông và phát triển nguồn lực; công tác CTĐ (theo Luật hoạt động CTĐ và phong trào CTĐ-TLLĐ Quốc tế); tổ chức đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng (VCA) ở cộng đồng; thu thập thông tin Bản đồ, hướng dẫn viên nguồn về trường học an toàn, đánh giá VCA trường học, tập huấn vẽ bản đồ QGIS; tổ chức dạy bơi cho học sinh ở 17 trường tiểu học và khu dân cư; tổ chức 34 lớp tập huấn nghiệp vụ, phòng chống giảm nhẹ thiên tai cho 2.279 lượt cán bộ CTĐ tỉnh, huyện, cơ sở và cho các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh, huyện, xã; TNV, TNXKCTĐ, giáo viên và học sinh; tập huấn cho người hưởng lợi về kỹ năng chăn nuôi và các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho 240 phụ nữ kém may mắn trong khuôn khổ dự án “Trao quyền cho phụ nữ nhằm tăng cường khả năng phục hồi cho phụ nữ kém may mắn tại Việt Nam”; tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chính sách pháp luật BHXH, BHYT, BHTN cho 270 cán bộ, tình nguyện viên, thanh thiếu niên CTĐ.
Thông qua các nội dung tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức cho đông đảo các tầng lớp nhân dân hiểu sâu sắc hơn về Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nói chung và của Hội Chữ thập đỏ tỉnh nói riêng. Nhờ công tác tuyên truyền mà các cấp ủy Đảng, Chính quyền quan tâm chỉ đạo, đầu tư nhiều hơn cho công tác Hội, sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể chặt chẽ hơn.
3.2 Công tác vận động nguồn lực
Các cấp Hội tích cực trong công tác vận động nguồn lực, tiếp tục phát triển các mô hình gây quỹ truyền thống (thư ngõ, sổ vàng nhân đạo, thùng gạo, hũ gạo tình thương, đồng tiền nhân ái...), đồng thời tích cực vận động đóng góp ủng hộ công trình nhân đạo, chú trọng phát triển quan hệ đối tác trong công tác nhân đạo với các cơ quan, tổ chức, nhà hảo tâm bằng các nội dung cụ thể. Đến nay, Hội CTĐ tỉnh đã ký kết chương trình liên tịch trong hoạt động nhân đạo với 13 đơn vị cấp tỉnh . Các cấp Hội cũng quan tâm đến tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, tình nguyện viên, hội viên về phương pháp xây dựng quỹ, hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn lực theo đúng các quy định của Nhà nước, của Trung ương Hội và Nhà tài trợ.
Quỹ nhân đạo ở các cấp Hội vận động để đáp ứng kịp thời giúp đỡ tại chỗ cho các đối tượng dễ bị tổn thương. 50% Hội cơ sở duy trì Quỹ nhân đạo từ 5 - 10 triệu đồng, 60% Hội cấp huyện, thị xã, thành phố duy trì Quỹ nhân đạo từ 50 triệu đồng trở lên. Ngoài ra, Hội Chữ thập đỏ các cấp đã vận động, tổ chức và đồng hành với nhà tài trợ trực tiếp giúp đỡ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đạt hiệu quả khá cao. Trong nhiệm kỳ, đã có hàng trăm tổ chức, đơn vị, nhà hảo tâm trợ giúp, giúp đỡ cho hàng trăm ngàn lượt hộ nghèo, người khó khăn, hoạn nạn trong tỉnh với tổng giá trị đạt 14,442 tỷ đồng.
3.3. Công tác tham mưu, phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách
Các cấp Hội ngày càng làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền, nhờ thế Hội được quan tâm hơn, điều kiện hoạt động được nâng lên, được tham gia vào nhiều Ban chỉ đạo như: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; Ban An toàn giao thông; Ban Cứu trợ; Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện,... Các cấp chính quyền có sự quan tâm hỗ trợ kinh phí, vật chất, phương tiện cho Hội Chữ thập đỏ hoạt động.
Các cấp Hội đã chủ động, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong công tác Chữ thập đỏ, thể hiện vai trò nòng cốt, cầu nối giữa các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm với người dễ bị tổn thương; mở rộng công tác phối hợp bằng những chương trình cụ thể với nhiều ngành, cơ quan; quan hệ với nhiều tổ chức xã hội như: tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ..., với các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài tỉnh nhằm kêu gọi tài trợ, hỗ trợ, giúp đỡ cho đồng bào nghèo trong tỉnh.
3.4. Công tác chỉ đạo của các cấp Hội
Công tác chỉ đạo của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Hội Chữ thập đỏ tỉnh đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, và các chủ trương, chương trình, kế hoạch của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Đảm bảo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, trong chỉ đạo đã chú trọng những vấn đề cơ bản, then chốt để củng cố và phát triển những hoạt động trọng tâm của Hội, góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp trong tổ chức và hoạt động của Hội. Trong nhiệm kỳ ngoài việc chỉ đạo công tác Hội các nội dung hoạt động thường xuyên, Hội CTĐ tỉnh cũng đã chỉ đạo triển khai các cấp Hội đánh giá tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW, ngày 08/6/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Hội Chữ thập đỏ Việt Nam”; đánh giá 10 thi hành Luật Hoạt động Chữ thập đỏ; đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chiến lược Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đến năm 2020 và đề xuất xây dựng chiến lược phát triển Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045; đánh giá kết quả 05 thực hiện Nghị quyết 28/QĐ-TƯHCTĐ ngày 27/2/2015 của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về “Xây dựng tổ chức Hội cơ sở vững mạnh”, giai đoạn 2015 – 2019; đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về “Nâng cao hiệu quả công tác nhân đạo và hoạt động Chữ thập đỏ trong tình hình mới” và một số phong trào như: Tổng kết 10 năm tết vì người nghèo và nạn nhân da cam, Tổng kết 10 năm thực hiện ngân hàng bò; Tổng kết 10 năm cuộc vận động “Mỗi tổ chức mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”.
3.5. Công tác đối ngoại nhân dân
Trong nhiệm kỳ qua, các cấp Hội đã làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, chính quyền trên lĩnh vực nhân đạo xã hội, mở rộng quan hệ với các tổ chức, cá nhân cả trong và ngoài nước, quan hệ phối hợp chặc chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ban, ngành, hội đoàn thể các cấp trong tỉnh nhằm góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân, xây dựng đời sống văn minh, gia đình văn hóa ở cộng đồng dân cư.
Hội CTĐ đã tích cực quan hệ với nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để kêu gọi vận động, ủng hộ, tài trợ giúp đỡ những người khó khăn bất hạnh trong xã hội bằng nhiều chương trình, dự án như: Dự án “Thoát nước và chống ngập úng ở các đô thị quy mô vừa vùng duyên hải Việt Nam, ứng phó với biến đổi khí hậu” thực hiện tại thành phố Quy Nhơn do Cơ quan Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), thông qua Hội Chữ thập đỏ Đức (GRC) và Hội CTĐ Việt Nam; dự án “Cứu trợ và hỗ trợ sinh kế sau lũ lụt tại tỉnh Bình Định” do Chính phủ Newzeland thông qua Hiệp hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tài trợ; Tổ chức AAFV Montpellier Herault Cộng Hòa Pháp thông qua Hội Hữu nghị Việt – Pháp thành phố Hồ Chí Minh tài trợ để hỗ trợ vốn cho người nghèo chăn nuôi heo, dê; dự án “Đánh giá về Giới trong thiên tai, thảm họa tại Việt Nam” do Hiệp hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tài trợ; tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án, gói hỗ trợ về an sinh, về đào tạo nghề tái hòa nhập cộng đồng, khám bệnh, cấp xe lăn, xe lắc, lắp chi giả, chăn nuôi heo, bò, xây dựng trường mẫu giáo, nhà ở,… do nhiều tổ chức, cá nhân ở Pháp, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc tài trợ,…Kết quả thực hiện đã được các tổ chức, cá nhân tài trợ đánh giá cao về năng lực triển khai, đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả theo cam kết.
3.6 Công tác kiểm tra, giám sát
Sau Đại hội, Ban Thường vụ Hội Chữ thập đỏ các cấp trong tỉnh đã ban hành Quy chế làm việc của Ban Kiểm tra Hội Chữ thập các cấp, phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Ban Kiểm tra, xây dựng chương trình làm việc toàn khóa công tác kiểm tra của Hội Chữ thập đỏ các cấp.
Định kỳ hàng năm, Hội Chữ thập đỏ các cấp trong tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ; kiểm tra chuyên đề các hoạt động về hiến máu tình nguyện, phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, kiểm tra các hoạt động phòng chống thiên tai, bão lũ; “Tháng Nhân đạo”; phối hợp với ngành Giáo dục - đào tạo, Đoàn Thanh niên kiểm tra phong trào Chữ thập đỏ trong trường học v.v.... Kết quả, trong nhiệm kỳ, 100% cơ sở Hội trong toàn tỉnh đã được Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh, huyện kiểm tra, qua đó đã kịp thời hướng dẫn, nhắc nhở những sai sót về nghiệp vụ công tác Hội cũng như những qui định của Hội Chữ thập đỏ cho các cấp Hội.
3.7 Công tác thi đua khen thưởng
Công tác Thi đua - Khen thưởng luôn được chú trọng nhằm động viên, thúc đẩy, tạo sự phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các cấp Hội, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ. Trong nhiệm kỳ, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã tổ chức Hội nghị Điển hình tiên tiến lần thứ IV, giai đoạn 2015-2020; đã biểu dương, khen thưởng hàng trăm cán bộ, hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ. Các cấp Hội đã thực hiện nghiêm Luật Thi đua - Khen thưởng, Quy chế thi đua khen thưởng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; hàng năm đề ra các chỉ tiêu thi đua từ đầu năm, cuối năm kiểm tra, bình xét thi đua khen thưởng, đảm bảo dân chủ, công khai, đúng thành tích, nhằm giáo dục, động viên tốt cho phong trào. Trong nhiệm kỳ, nhiều tổ chức cá nhân đã được Nhà Nước, Chính phủ, TW Hội, Bộ ngành TW, UBND tỉnh khen thưởng. Cụ thể: đã được tặng thưởng 63 Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp nhân đạo của Hội CTĐ Việt Nam; 02 Cờ thi đua xuất sắc của TW Hội CTĐ Việt Nam; Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh; 25 Bằng khen của UBND tỉnh, của Bộ Y tế và các bộ, ngành TW; 440 Bằng khen của TW Hội CTĐ Việt Nam; 961 Giấy khen của Hội CTĐ tỉnh cho các tập thể, cá nhân, nhà hảo tâm trong phong trào nhân đạo, từ thiện.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Kết quả đạt được
Trong nhiệm kỳ qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, của Ban Thường vụ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, sự phối hợp có hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc tỉnh, của các ban, ngành, đoàn thể; cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp; của các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trong tỉnh, trong và ngoài nước và các tổ chức quốc tế,… cùng với sự nỗ lực của các cấp Hội, của cán bộ, hội viên, tình nguyện viên nên công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ trong tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tổ chức Hội được kiện toàn và từng bước phát triển, phát huy hiệu quả, thể hiện được tính chuyên nghiệp trong hoạt động; nâng cao vị trí, vai trò nòng cốt, là cầu nối, điều phối trong hoạt động nhân đạo; góp phần chăm lo đời sống, sức khỏe cho người nghèo, người dễ bị tổn thương trong tỉnh. Các cấp Hội đã thực hiện chủ trương hướng về cơ sở, bám sát thực tiễn, sáng tạo nhiều nội dung, hình thức, phương thức hoạt động tạo ra sự đa dạng, phong phú trong hoạt động nhân đạo, từ thiện.
Hội Chữ thập đỏ các cấp trong tỉnh đã chủ động, phát huy tính chuyên nghiệp, mở rộng trong hợp tác, tranh thủ được các nguồn lực từ các chương trình, dự án nhân đạo; góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng, nhà nước trên địa bàn của tỉnh. Tổng các nguồn lực hoạt động nhân đạo trong nhiệm kỳ đạt gần 446,5 tỷ đồng (tăng gấp 1,78 lần so với nhiệm kỳ Đại hội VII), hiệu suất đạt gấp 12,47 lần so với kinh phí nhà nước cấp.
2. Những tồn tại, hạn chế
Năng lực tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền ở một số Hội cơ sở còn hạn chế, chưa kịp thời, chưa sâu sắc, nên việc cụ thể hóa triển khai một số mặt hoạt động công tác còn hạn chế.
Bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ Hội các cấp, vừa thiếu số lượng, năng lực không đồng đều, chưa ngang tầm nhiệm vụ của Hội, chưa đáp ứng nhu cầu nhân đạo trong tình hình mới; tổ chức Hội ở cơ sở, cơ quan, trường học phát triển không đều khắp, vai trò của hội viên còn hạn chế, có nơi hội viên ít tham gia hoạt động, tỷ lệ hội viên đóng hội phí chưa cao, hoạt động cơ sở Hội gặp khó khăn.
Kết quả cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” ở một số địa phương triển khai kết quả mang lại chưa cao; hoạt động tham gia chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tham gia phòng ngừa ứng phó thảm họa, không đồng đều ở các vùng trong tỉnh.
Công tác vận động nguồn lực chưa có sự chuyển biến mang tính đột phá, còn tình trạng trông chờ nguồn lực đến, mà không chủ động tìm tòi, tạo dựng nguồn lực. Công tác truyền thông chưa đều, chưa phong phú, đa dạng, nhiều nơi hoạt động tuyên truyền, truyền thông còn yếu.
3. Nguyên nhân, hạn chế
3.1. Nguyên nhân khách quan
Công tác cán bộ của Hội ở một số cơ sở, cấp huyện chưa được cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm thỏa đáng; 100% cán bộ Hội cơ sở kiêm nhiệm, chính sách cán bộ còn nhiều bất cập, nên chưa động viên kịp thời cán bộ về trách nhiệm, sự nhiệt tình trong hoạt động nhân đạo.
Cán bộ hội Chữ thập đỏ thường xuyên thay đổi, lại thiếu tính kế thừa nên chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu công tác Hội trong tình hình mới. Kinh phí hoạt động của Hội các cấp bị động, từ cơ chế giao thường xuyên sang cơ chế giao nhiệm vụ nên gặp không ít khó khăn.
Khủng hoảng kinh tế phục hồi chậm, ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị kinh tế, doanh nghiệp... nên tác động đến công tác vận động nguồn lực. Hoạt động nhân đạo còn chồng chéo, thiếu sự điều phối thống nhất, một số nơi cấp ủy Đảng, chính quyền còn xem nhẹ hoạt động nhân đạo, nhất là chính quyền cơ sở.
3.2. Nguyên nhân chủ quan
Cán bộ Hội ở một số địa phương chưa thật sự nỗ lực, chưa phát huy hết sự nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp nhân đạo, vai trò tổ chức, tham mưu thực hiện các hoạt động còn hạn chế.
Một số cấp Hội hoạt động thiếu năng động, còn thụ động, nhất là trong quản lý, trong tham mưu vận động chính sách, vận động nguồn lực; một số cán bộ Hội các cấp còn yếu chuyên môn, nghiệp vụ, tư tưởng thiếu an tâm, băn khoăn về chế độ chính sách; thiếu sự đầu tư, nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động nhân đạo theo hướng: nhanh, nhạy, kịp thời, hiệu quả.
Công tác chỉ đạo ở một số cấp Hội còn mang tính hành chính, cứng nhắc, chưa bám sát các Nghị quyết của Hội cấp trên và thiếu thực tế; việc thông tin, báo cáo giữa cấp Hội trong tỉnh còn hạn chế; dẫn đến công tác thống kê, tổng hợp, đúc kết phương pháp chỉ đạo công tác Hội chưa sát thực tiễn, hiệu quả.
4. Bài học kinh nghiệm
Thứ nhất, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với tổ chức Hội là nhân tố có ý nghĩa quyết định trong tổ chức và thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ.
Thứ hai, hoạt động Chữ thập đỏ cần được quán triệt trong các cấp Hội, cán bộ, hội viên, tình nguyện viên,… trong hoạt động cần vận dụng và có bước sáng tạo, những chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, Hội cấp trên; đánh giá thực tế nhu cầu cộng đồng, điều tra, nắm bắt nhu cầu một cách cụ thể, rõ ràng cho từng đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội để tham mưu, đề xuất biện pháp, kêu gọi, vận động giúp đỡ, trợ giúp thiết thực, hiệu quả.
Thứ ba, luôn luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội, hướng về cơ sở, bám sát thực tế, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chiến lược của Hội một cách có hiệu quả; gắn đối tượng với địa bàn khó khăn, thực hiện tốt việc công khai minh bạch, công bằng trong hoạt động; đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động nhân đạo gắn liền với vai trò nòng cốt, tính chuyên nghiệp; chú trọng phát huy nội lực, đồng thời vận động, kêu gọi ngoại lực, ngoài tỉnh, quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, đơn vị, tôn giáo, doanh nghiêp, nhà hảo tâm để có nguồn lực cho hoạt động hiệu quả.
Thứ tư, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội là khâu then chốt trong công tác xây dựng Hội, chú ý lựa chọn cán bộ được rèn luyện, thử thách trong phong trào và những người có nhiệt tình, tâm huyết, có tấm lòng nhân đạo, biết thông cảm, giúp đỡ người nghèo; cán bộ biết tham mưu, năng động, sáng tạo trong hoạt động nhân đạo, làm hạt nhân của phong trào. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ, nhằm đáp ứng sự kế thừa, đổi mới trong công tác tổ chức cán bộ đảm bảo sự phát triển của phong trào Chữ thập đỏ trong tình hình mới.
Thứ năm, trong tổ chức các phong trào phải coi trọng công tác tuyên truyền các giá trị nhân đạo cả chiều sâu, lẫn chiều rộng. Chú trọng việc xây dựng, đúc kết, nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay, có hiệu quả, khen thưởng biểu dương kịp thời những tổ chức, cá nhân có đóng góp xuất sắc cho công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ.
Phần thứ hai
PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC HỘI
VÀ PHONG TRÀO CHỮ THẬP ĐỎ, NHIỆM KỲ 2022 – 2027
Trong những năm tới, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu hướng chung của thế giới. Những thành tựu về kinh tế – xã hội, bảo đảm an sinh xã hội của tỉnh Bình Định trong những năm qua tạo tiền đề quan trọng để phát triển mạnh hơn trong những năm tới. Công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định tiếp tục thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW ngày 08/6/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X); Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về “Nâng cao hiệu quả công tác nhân đạo và hoạt động Chữ thập đỏ trong tình hình mới”, Luật hoạt động Chữ thập đỏ. Đây là thời kỳ công tác nhân đạo tiếp tục phát triển sâu rộng, thể hiện tính nhân văn, trách nhiệm và sự chia sẻ xã hội của tổ chức, cá nhân đến với người nghèo, cộng đồng nghèo. Tuy nhiên, tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, đa dạng và gây ra những hậu quả khó lường; dịch bệnh tiếp tục tiềm ẩn; ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người dân, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao; số người cần được giúp đỡ ngày càng nhiều; chính sách cán bộ Hội còn bất cập,... tiếp tục tác động không nhỏ đến tư tưởng, lòng nhiệt tình của cán bộ Hội.
Trước những thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức trên đòi hỏi các cấp Hội và cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ trong tỉnh cần phấn đấu thực hiện thắng lợi phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ, nhiệm kỳ 2022 - 2027.
I. MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN
1. Mục tiêu tổng quát
Phát huy những thành quả đạt được; tăng cường tuyên truyền, giáo dục lòng nhân ái, nâng cao nhận thức về vai trò, vị thế của Hội Chữ thập đỏ. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nòng cốt trong tập hợp các tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động nhân đạo; tăng cường hợp tác quốc tế; tích cực củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức Hội, tạo bước phát triển mới xây dựng Hội ngày càng phát triển sâu rộng, toàn diện. Tích cực góp phần chăm lo thiết thực đời sống và sức khỏe nhân dân; chủ động tham gia ứng phó kịp thời, hiệu quả với các thách thức, tình huống trong công tác nhân đạo với phương châm tất cả vì người nghèo và những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, chính sách nhân đạo của Đảng và nhà nước.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tập trung xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, nâng cao tính chuyên nghiệp; tiếp tục chăm lo công tác cán bộ Hội; đẩy nhanh phát triển lực lượng hội viên, tình nguyện viên và các loại hình hoạt động của Hội Chữ thập đỏ.
- Tổ chức tốt các hoạt động nhân đạo, chăm lo các đối tượng dễ bị tổn thương, nâng cao chất lượng hoạt động và khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp trong phòng chống thiên tai; triển khai đều khắp các hoạt động chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng, vận động hiến máu tình nguyện, hiến mô, hiến tạng, hiến xác và các hoạt động nhân đạo khác.
- Đầu tư cho công tác tuyên truyền, đối ngoại nhân đạo, vận động nguồn lực; ngày càng chủ động về nguồn lực phục vụ các hoạt động nhân đạo.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng; chính quyền các chủ trương công tác vận động nhân đạo, phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân, các đối tác trong và ngoài tỉnh trong các hoạt động nhân đạo.
3. Một số chỉ tiêu cơ bản
- Duy trì ổn định số lượng cán bộ Hội hiện nay, nâng cao chất lượng hội viên, phát triển mới 5% hội viên hoạt động/năm; tăng cường phát triển Tình nguyện viên Chữ thập đỏ hoạt động, tăng ít nhất 5% số lượng tình nguyện viên/ năm.
- Phấn đấu 100% cán bộ Hội chuyên trách, kiêm nhiệm các cấp được tập huấn nghiệp vụ hoặc cập nhật thông tin, kỹ năng công tác Hội định kỳ hàng năm.
- Phấn đấu mỗi năm tăng 3-5% số “địa chỉ nhân đạo” được cập nhật trên hệ thống thông tin nhân đạo điện tử - iNHANDAO, trong đó 10 % số “địa chỉ nhân đạo” đã kết nối được trợ giúp thường xuyên; 100% Hội cơ sở triển khai cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” có hiệu quả.
- Phấn đấu 100% Hội các cấp chủ động dự trữ tiền, hàng ở mức cần thiết sẵn sàng cứu trợ khẩn cấp khi có thiên tai xảy ra tại địa phương và ủng hộ địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai.
- Phấn đấu vận động tài trợ khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí 15.000 lượt người/năm ở các xã miền núi, bãi ngang ven biển, đồng bào dân tộc thiểu số; 100% Hội Chữ thập đỏ các huyện, thị, thành phố thành lập đội thầy thuốc tình nguyện và phổ biến kiến thức, trang bị kỹ năng sơ cấp cứu cộng đồng, đến năm 2027 đạt 25.000 lượt người.
- Vận động 20.000 đơn vị máu/năm đảm bảo đủ máu cấp cứu và điều trị người bệnh (phấn đấu đạt tỷ lệ 1,5% dân số trong tỉnh tham gia hiến máu tình nguyện/năm); củng cố, duy trì và phát triển thêm tình nguyện viên ở các Câu lạc bộ 25 hiến máu tình nguyện, Câu lạc bộ nhóm máu hiếm và Ngân hàng máu sống.
- Tổng giá trị các nguồn vận động nhân đạo cứu trợ xã hội đạt trên 350 tỷ (70 tỷ đồng/năm).
- Tham mưu kịp thời, hiệu quả cho cấp ủy Đảng, Chính quyền các chủ trương, nghị quyết trong hoạt động nhân đạo; phối hợp chặt chẽ với Mặt trận, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân, đối tác trong và ngoài địa phương trong hoạt động nhân đạo.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền trong hoạt động nhân đạo
Các cấp Hội chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác Hội Chữ thập đỏ theo Chỉ thị 43-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X), Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về “Nâng cao hiệu quả công tác nhân đạo và hoạt động Chữ thập đỏ trong tình hình mới”, theo Luật hoạt động Chữ thập đỏ, tạo điều kiện Hội Chữ thập đỏ các cấp hoạt động, nhằm góp phần thực hiện tốt các chính sách có liên quan đến công tác nhân đạo trong tỉnh.
Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng và triển khai quy chế phối hợp, chương trình phối hợp trong các hoạt động nhân đạo, góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động nhân đạo, giảm bớt sự chồng chéo, trùng lặp, thiếu công bằng trong hoạt động nhân đạo.
Đổi mới mạnh mẽ công tác chỉ đạo, bám sát cơ sở, dựa vào cộng đồng; đổi mới việc ban hành các chủ trương công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ, theo hướng đảm bảo thiết thực, phù hợp đối tượng, vùng miền, lĩnh vực hoạt động.
Nâng cao chất lượng công tác thông tin trong hệ thống Hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo của Hội; đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, góp phần cổ vũ phong trào thi đua làm công tác nhân đạo của Hội.
2. Công tác tổ chức Hội
Tập trung phát triển và củng cố tổ chức Hội ở địa bàn dân cư, vùng sâu, vùng xa, trường học, cơ quan, bệnh viện, doanh nghiệp,… chú ý chỉ đạo điểm rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng.
Tập trung phát triển hội viên, tình nguyện viên phù hợp với các lĩnh vực công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ. Vận động đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân, tình nguyện viên tham gia các hoạt động Hội. Quan tâm đúng mức những nhu cầu tinh thần, vật chất chính đáng cho cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên, tình nguyện viên nhằm cỗ vũ, động viên nâng cao niềm vinh dự, tự hào của họ khi tham gia công tác Chữ thập đỏ, làm cho họ gắn bó với hoạt động của Hội.
Các cấp Hội tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ Hội theo hướng tinh gọn đảm bảo chất lượng và số lượng; chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Chữ thập đỏ các cấp theo quy định của Đảng, Nhà nước. Tiếp tục tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, bám sát hoạt động thực tiễn ở cơ sở; nâng cao năng lực hiệu quả công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành.
Đa dạng hóa các loại hình hoạt động của Hội phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Tăng cường chia sẻ, trao đổi học hỏi, duy trì và xây dựng các mô hình hoạt động của Hội có hiệu quả như: Câu lạc bộ tình nguyện viên Chữ thập đỏ, Đội ứng phó khẩn cấp, Đội tình nguyện Chữ thập đỏ,...
Lồng ghép việc thực hiện các chương trình, dự án được tài trợ để tuyên truyền, phát triển, củng cố tổ chức Hội, nâng cao vị thế với vai trò nòng cốt, cầu nối và điều phối của Hội trong hoạt động nhân đạo xã hội.
3. Công tác xã hội nhân đạo
Tiếp tục triển khai, thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, cập nhật, bổ sung thông tin địa chỉ nhân đạo trên hệ thống nhân đạo điện tử của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (INHANDAO); tổ chức có hiệu quả Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, Tháng Nhân đạo; Chương trình “Ngân hàng bò”; duy trì các mô hình “Nuôi heo đất”, “Hũ gạo tình thương”; củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng bếp ăn tình thương tại các bệnh viện, Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố; nghiên cứu phát triển các hình thức trợ giúp phù hợp khác dành cho người có hoàn cảnh khó khăn.
Tổng kết và nhân rộng các mô hình có hiệu quả tại cộng đồng; tham gia các hoạt động nhân đạo, các chương trình xây dựng nông thôn mới, các phong trào do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội, Tỉnh Hội và địa phương phát động.
Nâng cao năng lực, khả năng và phương pháp công tác xã hội cho đội ngũ cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ nhằm đáp ứng tốt việc vận động nguồn lực trong lĩnh vực công tác xã hội.
Duy trì và phát huy phong trào tương thân, tương ái, tình làng nghĩa xóm, trợ giúp nhân đạo ở cộng đồng; vận động nguồn lực cả trong và ngoài tỉnh để đáp ứng nhu cầu cần trợ giúp của các đối tượng dễ bị tổn thương ở trong tỉnh.
4. Công tác phòng ngừa và ứng phó thảm họa
Nâng cao năng lực cán bộ Hội các cấp và nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác phòng ngừa, ứng phó thảm họa. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn và huấn luyện kỹ năng phòng ngừa, ứng phó thảm họa cho cán bộ, hội viên, và người dân tại cộng đồng ở các địa bàn hay xảy ra thiên tai các biện pháp tự phòng ngừa, ứng phó thảm hoạ.
Xây dựng kế hoạch tham gia ứng phó thiên tai, thảm hoạ ở mỗi cấp phù hợp với từng địa phương; tổ chức diễn tập giúp cộng đồng chủ động ứng phó khi thiên tai, thảm hoạ xảy ra.
Kết hợp tốt các hoạt động cứu trợ khẩn cấp với vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe, tìm kiếm tin tức thân nhân và phục hồi liên lạc gia đình, kết hợp cứu trợ khẩn cấp với phục hồi sinh kế. Thực hiện mô hình cộng đồng an toàn.
Các cấp Hội đều có dự trữ về tiền, hàng ở mức độ nhất định, kịp thời ứng phó tại địa phương và sẵn sàng hỗ trợ, cứu trợ các địa phương khác khi thiên tai xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng.
Vận động chính sách trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, tham gia các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
5. Công tác chăm sóc sức khỏe và sơ cấp cứu dựa vào cộng đồng; tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện
* Hoạt động tham gia chăm sóc sức khỏe nhân dân và sơ cấp cứu
Các cấp Hội, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân chủ động chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, giữ gìn vệ sinh môi trường, hoạt động về nước sạch; tham gia cung cấp nước sạch khi bão lụt xảy ra ở cộng đồng.
Củng cố và phát triển Trung tâm huấn luyện sơ cấp cứu cộng đồng, phòng khám y khoa, phòng khám đông y nhân đạo, tổ chức đội thầy thuốc tình nguyện, khám bệnh, phục hồi chức năng cho người khuyết tật; tham gia tư vấn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí cho người nghèo.
Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng bếp ăn tình thương ở các bệnh viện, trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố và một số trường học bán trú, khu dân cư nghèo,...
Đẩy mạnh hoạt động sơ cấp cứu tại cộng đồng, đặc biệt là trong tình trạng khẩn cấp; củng cố, phát triển trạm, chốt sơ cấp cứu Chữ thập đỏ tại các điểm đen về an toàn giao thông.
Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ, kỹ năng sơ cấp cứu cho cán bộ, hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ và nhân dân ở cộng đồng, trong cơ quan, doanh nghiệp; cho giáo viên và học sinh ở các trường học; xây dựng lực lượng sơ cứu viên ở cộng đồng. Xây dựng mô hình vận chuyển sơ cấp cứu, hình thành đội xe taxi, xe ôm sơ cấp cứu...
* Công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác
Tham mưu củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các cấp, chú trọng trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có số đông cán bộ, nhân viên và công nhân. Chủ động tham mưu, phối hợp lập kế hoạch vận động hiến máu tình nguyện và triển khai thực hiện kế hoạch vận động hiến máu tình nguyện hàng năm ở các địa phương, đơn vị.
Tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động truyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về hiến máu tình nguyện; kịp thời tôn vinh những tập thể, gia đình và cá nhân có thành tích trong hiến máu tình nguyện và vận động hiến máu tình nguyện ở địa phương, đơn vị theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện.
Xây dựng, tổ chức lực lượng tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện tại cộng đồng; củng cố và phát triển Câu lạc bộ máu hiếm, Câu lạc bộ 25, Câu lạc bộ hiến máu dự bị, Ngân hàng máu sống,…Tổ chức các chiến dịch vận động hiến máu tình nguyện dịp 7/4, 14/6 dịp tết, dịp hè,…để chủ động phục vụ yêu cầu cấp cứu và điều trị người bệnh.
Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác
Tuyên truyền, vận động và hướng dẫn cán bộ, hội viên, tình nguyện viên CTĐ và nhân dân đăng ký hiến mô, hiến giác mạc, hiến tạng, bộ phận cơ thể người và hiến xác. Chủ động phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức nhằm thay đổi thái độ, hành vi cho người dân hiểu biết, đồng tình ủng hộ người thân, người trong gia đình tự nguyện hiến mô, hiến giác mạc, hiến tạng, bộ phận cơ thể người và hiến xác.
6. Công tác vận động nguồn lực
Xây dựng đội ngũ cán bộ vận động nguồn lực của Hội CTĐ các cấp ngày càng chuyên nghiệp, được trang bị kỹ năng vận động nguồn lực, kỹ năng tổ chức sự kiện, hoạt động xây dựng quỹ, chăm sóc đối tác và các kỹ năng liên quan khác.
Đổi mới hình thức, phương pháp vận động xây dựng quỹ, vừa phát huy vai trò và sự đóng góp của số đông hội viên, tình nguyện viên và các tầng lớp nhân dân (qua nhắn tin, giao chỉ tiêu vận động trực tiếp…), vừa phát triển quan hệ đối tác với các doanh nghiệp, tổ chức, nhà hảo tâm; ứng dụng công nghệ thông tin và phát huy vai trò của cộng đồng mạng trong vận động xây dựng quỹ.
Quản lý tốt các nguồn tài chính ủng hộ cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn thông qua tổ chức Hội, đảm bảo an toàn, công khai, minh bạch, tuân thủ các quy định của Nhà nước và các đối tác tài trợ.
Tổ chức xây dựng Quỹ Hội bằng phương pháp vận động dưới nhiều hình thức đa dạng như: đi vận động trực tiếp, thư ngỏ, sổ vàng nhân đạo, qua các trang mạng xã hội, người có uy tín trong cộng đồng,…Tổ chức đặt thùng nhân đạo ở khách sạn, nhà hàng, cơ quan, nơi công cộng,...
7. Công tác tuyên truyền – huấn luyện
Tuyên truyền các giá trị nhân đạo (tuyên truyền về Hội, về Luật nhân đạo quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Luật hoạt động CTĐ, các văn bản pháp lý; Tổ chức các sự kiện/chiến dịch truyền thông theo nội dung và chủ đề cụ thể.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền miệng; duy trì đưa tin, bài trên báo, đài ở địa phương, Trung ương và trên các trang mạng xã hội; duy trì và phát huy chuyên mục Truyền hình nhân đạo trên Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh. Củng cố và phát triển hệ thống truyền thông Chữ thập đỏ, sử dụng và phát huy tốt trang thông tin điện tử của Hội Chữ thập đỏ tỉnh.
Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các ngành, đoàn thể, các tổ chức trong và ngoài nước tuyền truyền về giá trị nhân đạo, kết hợp tổ chức các sự kiện truyền thông với việc vận động nguồn lực.
Tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 05/CT-TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị và quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp nhân đạo trong cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên CTĐ.
Đầu tư truyền thông trên Internet, trên mạng xã hội, chú trọng tuyên truyền về Biểu tượng Chữ thập đỏ và sử dụng Biểu tượng Chữ thập đỏ.
8. Công tác đối ngoại nhân đạo
Củng cố và phát triển quan hệ hợp tác với Hiệp Hội Chữ thập đỏ –Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, với Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế, các Hội quốc gia với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ; các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, ngoài nước tham gia tài trợ các hoạt động nhân đạo của tỉnh.
Tích cực tuyên truyền giới thiệu các hoạt động của Hội Chữ thập đỏ tỉnh với bạn bè quốc tế thông qua các hoạt động giao lưu giữa các cơ quan thông tin của Hội.
Nâng cao năng lực cán bộ Hội Chữ thập đỏ làm công tác đối ngoại, xác định cả hệ thống Hội làm công tác đối ngoại để kêu gọi nguồn lực cho hoạt động nhân đạo. Cử cán bộ tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế, các hoạt động trao đổi đoàn đi học tập chia sẻ kinh nghiệm. Khuyến khích các cấp Hội chủ động tổ chức cho cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ xung kích đi giao lưu kết hợp tham quan, chia sẻ, học tập kinh nghiệm ở các địa phương, các đơn vị có nhiều mô hình tốt.
9. Công tác kiểm tra
Định kỳ kiểm tra việc thực hiện Nghị Quyết đại hội, các chủ trương về Công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ.
Kịp thời xử lý những vi phạm nguyên tắc, qui định của Điều lệ Hội và các vi phạm khác làm ảnh hưởng đến uy tín Hội.
10. Công tác thi đua, khen thưởng
Phát hiện những mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác nhân đạo để nhân ra diện rộng.
Tổ chức các hoạt động tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ.
*
* *
Phát huy những kết quả đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, Đại hội đại biểu Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022 – 2027 kêu gọi toàn thể cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ năng động, sáng tạo xây dựng Hội Chữ thập đỏ từ tỉnh đến cơ sở vững mạnh, chuyên nghiệp, phát huy vai trò nòng cốt, cầu nối, điều phối trong các hoạt động nhân đạo, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước ở địa phương.
Nơi nhận:
- TƯ Hội CTĐ VN;
- TT Tỉnh ủy;
- UBND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh;
- UVBCH khóa VIII;
- Đại biểu dự Đại hội IX;
- Lưu: VT, TH. |
TM. BAN CHẤP HÀNH KHÓA VIII
CHỦ TỊCH
Hà Văn Cát
|
Ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an, Ban Dân tộc tỉnh, Bưu điện tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh, Chi cục Thuỷ sản, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh,.…
NGHỊ QUYẾT
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CHỮ THẬP ĐỎ TỈNH BÌNH ĐỊNH
LẦN THỨ IX, NHIỆM KỲ 2022 – 2027
Đại hội đại biểu Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022 – 2027 diễn ra vào ngày 11-12/5/2022, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, với sự tham dự của lãnh đạo Trung ương Hội CTĐ Việt Nam, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, cùng đại diện các sở, ban, ngành, hội đoàn thể tỉnh; các tỉnh bạn; đại diện các tôn giáo; đại diện UBND các huyện, thị, thành phố, các doanh nghiệp và 250 đại biểu tiêu biểu đại diện cho cán bộ, hội viên, tình nguyện viên trong toàn tỉnh;
Đại hội đã thông qua Báo cáo tổng kết công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ nhiệm kỳ 2016 – 2021; xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ nhiệm kỳ 2022 – 2027; lĩnh hội các ý kiến phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo Trung ương Hội, của Tỉnh ủy và các ý kiến thảo luận tại đại hội. Đại hội quyết nghị:
QUYẾT NGHỊ:
1. Thống nhất với Báo cáo của Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2016 – 2021 và phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu trong công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ nhiệm kỳ 2022 - 2027, cụ thể:
* Về mục tiêu:
- Mục tiêu tổng quát:
Phát huy những thành quả đạt được; tăng cường tuyên truyền, giáo dục lòng nhân ái, nâng cao nhận thức về vai trò, vị thế của Hội Chữ thập đỏ. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nòng cốt trong tập hợp các tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động nhân đạo; tăng cường hợp tác quốc tế; tích cực củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức Hội, tạo bước phát triển mới xây dựng Hội ngày càng phát triển sâu rộng, toàn diện. Tích cực góp phần chăm lo thiết thực đời sống và sức khỏe nhân dân; chủ động tham gia ứng phó kịp thời, hiệu quả với các thách thức, tình huống trong công tác nhân đạo với phương châm tất cả vì người nghèo và những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, chính sách nhân đạo của Đảng và nhà nước.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Tập trung xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, nâng cao tính chuyên nghiệp; tiếp tục chăm lo công tác cán bộ Hội; đẩy nhanh phát triển lực lượng hội viên, tình nguyện viên và các loại hình hoạt động của Hội Chữ thập đỏ.
+ Tổ chức tốt các hoạt động nhân đạo, chăm lo các đối tượng dễ bị tổn thương, nâng cao chất lượng hoạt động và khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp trong phòng chống thiên tai; triển khai đều khắp các hoạt động chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng, vận động hiến máu tình nguyện, hiến mô, hiến tạng, hiến xác và các hoạt động nhân đạo khác.
+ Đầu tư cho công tác tuyên truyền, đối ngoại nhân đạo, vận động nguồn lực; ngày càng chủ động về nguồn lực phục vụ các hoạt động nhân đạo.
+ Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng; chính quyền các chủ trương công tác vận động nhân đạo, phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân, các đối tác trong và ngoài tỉnh trong các hoạt động nhân đạo.
- Các chỉ tiêu cơ bản:
+ Duy trì ổn định số lượng cán bộ Hội hiện nay, nâng cao chất lượng hội viên, phát triển mới 5% hội viên hoạt động/năm; tăng cường phát triển Tình nguyện viên Chữ thập đỏ hoạt động, tăng ít nhất 5% số lượng tình nguyện viên/ năm.
+ Phấn đấu 100% cán bộ Hội chuyên trách, kiêm nhiệm các cấp được tập huấn nghiệp vụ hoặc cập nhật thông tin, kỹ năng công tác Hội định kỳ hàng năm.
+ Phấn đấu mỗi năm tăng 3-5% số “địa chỉ nhân đạo” được cập nhật trên hệ thống thông tin nhân đạo điện tử - iNHANDAO, trong đó 10 % số “địa chỉ nhân đạo” đã kết nối được trợ giúp thường xuyên; 100% Hội cơ sở triển khai cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” có hiệu quả.
+ Phấn đấu 100% Hội các cấp chủ động dự trữ tiền, hàng ở mức cần thiết sẵn sàng cứu trợ khẩn cấp khi có thiên tai xảy ra tại địa phương và ủng hộ địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai.
+ Phấn đấu vận động tài trợ khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí 15.000 lượt người/năm ở các xã miền núi, bãi ngang ven biển, đồng bào dân tộc thiểu số; 100% Hội Chữ thập đỏ các huyện, thị, thành phố thành lập đội thầy thuốc tình nguyện và phổ biến kiến thức, trang bị kỹ năng sơ cấp cứu cộng đồng, đến năm 2027 đạt 25.000 lượt người.
+ Vận động 20.000 đơn vị máu/năm đảm bảo đủ máu cấp cứu và điều trị người bệnh (phấn đấu đạt tỷ lệ 1,5% dân số trong tỉnh tham gia hiến máu tình nguyện/năm); củng cố, duy trì và phát triển thêm tình nguyện viên ở các Câu lạc bộ 25 hiến máu tình nguyện, Câu lạc bộ nhóm máu hiếm và Ngân hàng máu sống.
+ Tổng giá trị các nguồn vận động nhân đạo cứu trợ xã hội đạt trên 350 tỷ (70 tỷ đồng/năm).
2. Đại hội đã hiệp thương bầu ra Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ tỉnh, nhiệm kỳ 2022 - 2027 gồm 45 đồng chí. Ban Chấp hành khóa IX đã hiệp thương bầu Ban Thường vụ gồm 13 đồng chí, Thường trực Hội gồm 04 đồng chí (Chủ tịch và 03 Phó Chủ tịch), Ban Kiểm tra Hội gồm 05 đồng chí. Bầu Đoàn đại biểu dự Đại toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ XI gồm 06 đồng chí.
3. Đại hội giao cho Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2022 - 2027 tiếp thu ý kiến chỉ đạo và ý kiến của đại biểu dự Đại hội, chỉnh sửa để hoàn chỉnh nội dung trình Trung ương Hội phê duyệt theo quy định; xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của Hội, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các hội, đoàn thể cụ thể hóa thành các phong trào và tổ chức thành những hoạt động để hỗ trợ cho các đối tượng dễ bị tổn thương của tỉnh.
4. Đại hội trân trọng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ngành, hội đoàn thể trong tỉnh dành nhiều sự quan tâm hơn nữa cho công tác Hội và công tác nhân đạo, từ thiện để Hội đóng góp quan trọng vào công tác an sinh xã hội của tỉnh. Đại hội cũng đã kêu gọi các tổ chức, cơ quan, đơn vị, các tôn giáo, các nhà hảo tâm tiếp tục ủng hộ, tích cực giúp đỡ các đối tượng dễ bị tổn thương vượt qua cuộc sống bất hạnh, khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và quyết tâm cao, Đại hội Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định lần thứ IX diễn ra nghiêm túc, đầy trách nhiệm và đúng quy định của pháp luật và Điều lệ của Hội Hội Chữ thập đỏ Việt Nam./.
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CTĐ TỈNH BÌNH ĐỊNH LẦN THỨ IX, NHIỆM KỲ 2022 – 2027
Nơi nhận:
- TW Hội CTĐ VN;
- TT Tỉnh ủy;
- UBND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh;
- UVBCH khóa IX;
- Lưu: VT. Hà Văn Cát