Đây là sự kiện thường niên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhằm tôn vinh các đối tác trong và ngoài nước đóng góp cho hoạt động nhân đạo và phong trào Chữ thập đỏ trong năm qua, qua đó lan tỏa tinh thần Phong trào “Người tốt, việc thiện – Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái”, nhân lên những nghĩa cử cao đẹp, hành động tử tế trong cộng đồng; đồng thời vận động nguồn lực để chăm lo cho người có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025; chào mừng kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 – 23/11/2024). Tại chương trình diễn ra Lễ phát động Chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái – Tiếp nối trang sử vàng”. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTC6 (Đài truyền hình kỹ thuật số VTC) vào lúc 08h00 ngày 23/11/2024.
Chương trình có sự hiện diện của đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương, Hiệp hội Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế, các tổ chức quốc tế, các đơn vị, doanh nghiệp đồng hành cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong năm qua. Các hội viên, tình nguyện viên thanh niên Chữ thập đỏ Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội.
Chương trình nhằm lan tỏa tinh thần nhân đạo và phong trào Chữ thập đỏ trong thời gian qua; phát động Phong trào “Tết Nhân ái” 2025, chăm lo cho người dễ bị tổn thương được vui Xuân, đón Tết trong tình yêu thương ấm áp của cả cộng đồng; phát động Chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái – Tiếp nối trang sử vàng”. Ngoài ra, chương trình còn có một số tiết mục nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa mang lại những giá trị nhân đạo, tình đoàn kết hữu nghị và tạo sự lan tỏa kết nối phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc.
Phát biểu tại chương trình, bà Bùi Thị Hòa, Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã ôn lại truyền thống 78 năm của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 – 23/11/2024) và khẳng đinhh nhờ định hướng chỉ đạo và quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, nhiều phong trào, các cuộc vận động nhân đạo đã đi vào đời sống xã hội. “Các phong trào: Tết Nhân ái, Hiến máu nhân đạo, Người tốt việc thiện – chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái; cuộc vận động Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với địa chỉ nhân đạo; chương trình an toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn; Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật… tiếp tục lan tỏa rộng rãi. Nhờ đó, hàng chục triệu lượt người dân có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp kịp thời, hàng triệu đơn vị máu được hến tặng, hàng vạn công trình, phần việc nhân ái được chia sẻ với cộng đồng…là minh chứng thuyết phục cho sự đóng góp của Hội Chữ thập đỏ; ở đâu có người nghèo, người bị tổ thương, ở đó có sự giúp đỡ kịp thời của cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên chữ thập đỏ.
“Tết Nhân ái” Xuân Ất Tỵ năm nay, toàn hệ thống Hội phấn đấu chăm lo, hỗ trợ 1,2 triệu người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người dễ bị tổn thương, với tổng giá trị hoạt động đạt 700 tỷ đồng. Thời gian triển khai các hoạt động của Phong trào “Tết Nhân ái” 2025 bắt đầu từ ngày 07 – 26/01/2025 (tức ngày 08/12 đến ngày 27/12 âm lịch), trong đó cao điểm từ ngày 14/01/2025 – 23/01/2025 (tức ngày 15/12-24/12 âm lịch).
Đối tượng hưởng lợi là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ có người nhiễm chất độc da cam, người khuyết tật, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong năm 2024, nhất là tại các địa phương phía Bắc chịu tác động nặng nề của bão Yagi; những nhóm dễ bị tổn thương khác (phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người neo đơn,…); người không có điều kiện vui xuân, đón tết cùng với gia đình do hoàn cảnh neo đơn, khó khăn (người già, trẻ mồ côi không nơi nương tựa sống tại các trung tâm nuôi dưỡng tập trung; người vô gia cư, xóm trọ lao động, xóm trọ bệnh nhân,…).
Ngay sau lễ phát động Chiến dịch “Triệu bước chân Nhân ái – Tiếp nối trang sử vàng” đã có gần 600 đại biểu, cán bộ, hội viên, tình nguyện viên của Hội Chữ thập đỏ Hà Nội và sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đi bộ hưởng ứng Chiến dịch.
Trong khuôn khổ Chương trình “Sức mạnh Nhân đạo” 2024 đã diễn ra Triển lãm ảnh “75 năm các Công ước Geneva – Một bộ quy tắc mà tất cả chúng ta đều đồng lòng” với 50 bức ảnh thể hiện chân thực và sinh động hoạt động của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế và các Hội Chữ thập đỏ/Trăng lưỡi liềm đỏ các quốc gia, trong đó có Việt Nam thực thi các Công ước Geneva. Đây là dịp để mỗi chúng ta cùng suy ngẫm về vai trò cơ bản của các Công ước trong việc bảo vệ những người bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang. Các Công ước Geneva được thông qua vào năm 1949 và hiện đã được phê chuẩn trên toàn cầu, thể hiện sự thừa nhận chung chiến tranh cần có các quy định để hạn chế tác động tàn phá của nó đối với nhân loại. Các Công ước Geneva năm 1949 và các Nghị định thư bổ sung là nền tảng của Luật Nhân đạo quốc tế – đã đưa ra những quy tắc quan trọng nhất nhằm hạn chế sự tàn khốc của chiến tranh; bảo vệ những người không tham chiến (thường dân, y tế, nhân viên cứu trợ) và những người không còn khả năng tham chiến (thương binh, bệnh binh, tù binh chiến tranh). Ngày 05/6/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam gửi Công hàm tới Chính phủ Liên bang Thụy Sỹ tuyên bố gia nhập 4 Công ước Geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh để Hội Hồng thập tự Việt Nam có điều kiện gia nhập Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, mở rộng phạm vi hoạt động. Ngày 04/11/1957, Hội Hồng thập tự Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên của phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.
Một số hình ảnh tại Chương trình “Sức mạnh Nhân đạo” 2024:
Khánh ChiTác giả bài viết: ST
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn