Hướng dẫn "Tết Nhân ái" giai đoạn 2022 - 2027

Căn cứ Hướng dẫn số 235/HD-TƯHCTĐ và Kế hoạch số 236/KH-TƯHCTĐ ngày 04/11/2022 của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về việc triển khai Phong trào “Tết Nhân ái”; Kế thừa và phát huy kết quả đạt được của Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” trong suốt 23 năm qua, từ Tết Nguyên đán Quý Mão – 2023, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triển khai Phong trào “Tết Nhân ái” (Sau đây gọi tắt là “Phong trào”). Ban Thường vụ Hội Chữ thập đỏ tỉnh ban hành Hướng dẫn thực hiện Phong trào trên địa bàn của tỉnh, với các nội dung cụ thể như sau:

Số kí hiệu 458/HD-CTĐBĐ-CTXH
Ngày ban hành 07/11/2022
Ngày bắt đầu hiệu lực 07/11/2022
Thể loại Văn bản khác
Lĩnh vực Công nghệ thông tin
Cơ quan ban hành Hội CTĐ tỉnh Bình Định
Người ký Lê Phong

Nội dung

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CHUNG
1. Mục đích: Huy động và kết nối rộng rãi sự tham gia, đóng góp của cộng đồng để tổ chức các mô hình “Tặng quà - Vui Tết” nhằm trợ giúp về vật chất, tinh thần để người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người dễ bị tổn thương được vui xuân, đón Tết trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc theo điều kiện của địa phương, góp phần xây dựng cộng đồng đoàn kết, giàu lòng nhân ái.
2. Yêu cầu chung: Các hoạt động của Phong trào “Tết nhân ái” cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tôn trọng nhân phẩm, quyền tham gia, quyết định của người hưởng lợi.
- Phát huy mạng lưới hỗ trợ tại cộng đồng để mọi người dân, tổ chức, doanh nghiệp bằng khả năng và tinh thần nhân ái tham gia tổ chức và đóng góp nguồn lực.
- Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa và tập quán tốt đẹp của người dân địa phương.
- Thống nhất sử dụng bộ nhận diện Phong trào Tết Nhân ái (thông điệp, banner, lịch, túi quà… theo hướng dẫn của Trung ương Hội) trong các chương trình/ hoạt động Tết; đẩy mạnh truyền thông lan tỏa ý nghĩa nhân văn, cách làm sáng tạo, nâng cao tính chuyên nghiệp của tổ chức Hội.
- Tham mưu, mời các đồng chí lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền tham dự các Chương trình, hoạt động Tết Nhân ái, động viên người dân.
II. NỘI DUNG PHONG TRÀO “TẾT NHÂN ÁI”
1. Khái niệm
- Phong trào: Phong trào là các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội lôi cuốn được đông đảo quần chúng tham gia gia trên cơ sở tự nguyện. Phong trào “Tết Nhân ái” là phong trào xã hội nhằm huy động và kết nối rộng rãi sự tham gia, đóng góp của cộng đồng để tổ chức các mô hình “Tặng quà - Vui Tết” - trợ giúp về vật chất, tinh thần cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người dễ bị tổn thương (gọi tắt là người hưởng lợi), góp phần lan tỏa các giá trị nhân đạo xây dựng cộng đồng đoàn kết, giàu lòng nhân ái.
- Chương trình: Chương trình là toàn bộ những hoạt động dự kiến theo một trình tự nhất định, trong một thời gian nhất định. Chương trình “Tết Nhân ái” gồm chuỗi các hoạt động “Tặng quà – Vui Tết” được tổ chức trong thời gian 1 – 2 ngày, số lượng người tham gia lớn (từ 200 người trở lên, bao gồm người hưởng lợi, người dân cộng đồng, các đơn vị, tổ chức, đội, nhóm tham gia đồng hành). Chương trình “Tết Nhân ái” được tổ chức ở các quy mô khác nhau và có thể lồng ghép với các sự kiện truyền thông khác của Hội Chữ thập đỏ hoặc của địa phương.
- Hoạt động “Tết Nhân ái”: là việc thăm, tặng quà Tết, chăm lo Tết cho người có hoàn cảnh khó khăn do các cấp Hội tổ chức trong khuôn khổ Phong trào “Tết Nhân ái”. Các cấp Hội dựa trên điều kiện thực tế, khả năng vận động nguồn lực để tổ chức các hoạt động của Tết Nhân ái theo hình thức và quy mô phù hợp nhưng đáp ứng mục tieu, yêu cầu thống nhất của Phong trào về đối tượng hưởng lợi nhận diện truyền thông và cách thức tổ chức Phong trào.
2. Nội dung Phong trào “Tết Nhân ái”
Phong trào “Tết Nhân ái” có thể bao gồm các hoạt động/chuỗi hoạt động:
2.1. Tặng quà và chúc Tết: Mời Lãnh đạo dự và chúc Tết người dân địa phương, tặng quà người hưởng lợi.
2.2. Tổ chức “Hội chợ Tết Nhân ái” phục vụ người hưởng lợi sắm tết gồm các gian hàng Tết phục vụ nhóm đối tượng khác nhau: Gian hàng miễn phí dành cho người hưởng lợi; gian hàng trợ giá, giới thiệu và bán sản phẩm phục vụ người dân cộng đồng. Việc tổ chức Hội Chợ Tết Nhân ái thực hiện theo hướng dẫn mô hình “Chợ Nhân đạo” của Trung ương Hội, đảm bảo tính đa dạng của hàng hóa với các nhóm: thực phẩm; đồ gia dụng; đồ chơi trẻ con, quần áo; hoa, tranh ảnh, cây cảnh…
2.3. Tổ chức các “Dịch vụ đón Tết” phục vụ miễn phí người hưởng lợi. Các dịch vụ có thể bao gồm: chụp ảnh tết, cắt tóc, làm tóc, trang điểm, vẽ tranh Tết, thiệp Tết, viết chữ thư pháp….
2.4. Tổ chức “Cỗ Tết”/ “Bữa cơm đoàn viên”: Hỗ trợ để người dân địa phương tự chuẩn bị và mời người hưởng lợi cùng ăn cỗ Tết truyền thống theo văn hóa địa phương.
2.5. Tổ chức các hoạt động Vui Tết lồng ghép trong các chương trình tặng quà người hưởng lợi gồm các trò chơi dân gian theo văn hóa địa phương, các cuộc thi/giao lưu gói bánh chưng, bánh tét, bày mâm ngũ quả, giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa các nhóm trong cộng đồng, diễn xiếc, ảo thuật… (mời nghệ sĩ tự nguyện biểu diễn, giao lưu với đối tượng tham gia, hoặc huy động các tổ, nhóm văn nghệ của khu dân cư, người hưởng lợi tự thiết kế các hoạt động văn hóa, thể thao quần chúng).
* Địa phương nào không tổ chức được Chương trình Tết Nhân ái gồm các chuỗi hoạt động thì có thể tổ chức một hoặc một số hoạt động chăm lo tết cho người có hoàn cảnh khó khăn như: thăm, tặng quà, hỗ trợ sơn sửa, dọn, trang hoàng nhà cửa, tổ chức điểm hỗ trợ người dân khó khăn về quê ăn tết cùng gia đình… nhằm mục đích góp phần hỗ trợ người khó khăn, yếu thế đón Tết vui Xuân.
III. NGƯỜI HƯỞNG LỢI
1. Người hưởng lợi trực tiếp:
- Hộ nghèo, cận nghèo;
- Hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ có người nhiễm chất độc da cam, người khuyết tật, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh và những nhóm dễ bị thương khác;
- Người không có điều kiện vui xuân, đón tết cùng với gia đình (người không nơi nương tựa sống tại các trung tâm nuôi dưỡng tập trung; người vô gia cư, xóm trọ lao động, xóm trọ bệnh nhân, các khoa điều trị dài ngày thuộc các bệnh viện…);
- Tùy theo tình hình thực tế của từng năm, có thể bổ sung các nhóm đối tượng hưởng lợi khác (như hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, phụ nữ yếu thế, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn) hoặc ưu tiên tập trung hỗ trợ các nhóm đặc thù theo chủ đề.
2. Người hưởng lợi gián tiếp:
- Người dân cộng đồng;
- Các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Phong trào;
- Các nhà tài trợ, các doanh nghiệp, nhãn hàng.
IV. THỜI GIAN, TIẾN ĐỘ, CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ, CHỈ TIÊU THỰC HIỆN
1. Thời gian: Từ ngày 10 đến ngày 28 tháng 12 âm lịch, trong đó tập trung cao điểm từ ngày 15 tháng 12 âm lịch đến ngày 25 tháng 12 âm lịch hàng năm.
2. Tiến độ thực hiện chung
- Năm 2022:
+ Xây dựng hướng dẫn, kế hoạch triển khai phong trào “Tết Nhân ái”,
+ Hướng dẫn sử dụng bộ công cụ truyền thông nhận diện của Trung ương Hội trong toàn hệ thống Hội, với thông điệp “Tết nhân ái – Lan tỏa yêu thương:  Bộ công cụ trực quan gồm mẫu phông trang trí sân khấu, standee Chương trình trao tặng quà Tết; phông trang trí, standee “Chợ Tết Nhân ái”, “Cửa hàng dịch vụ đón Tết”; Trên các sản phẩm gồm mẫu túi quà tặng, phong bì tặng tiền mặt; (Bộ công cụ truyền thông trực tuyến (online) gồm web banner, facebook cover, khung ảnh đại diện, inforgarphic (giới thiệu về Phong trào); Bộ hồ sơ vận động nguồn lực.
+ Truyền thông mạnh mẽ về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của Phong trào “Tết Nhân ái” đến cộng đồng và nhà tài trợ về cách thức tổ chức hoạt động Tết.
+ Mời các đối tác tham gia, vận động nguồn lực cho chương trình/hoạt động.
+ Các huyện, thị, thành Hội chủ động tổ chức các chương trình/ hoạt động “Tết Nhân ái”.
+ Tỉnh Hội chủ trì, phối hợp tổ chức Chương trình “Tết Nhân ái” điểm.
- Năm 2023:
+ Triển khai Phong trào “Tết Nhân ái” trong toàn tỉnh.
+ Truyền thông mạnh mẽ về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của Phong trào “Tết Nhân ái” nhằm từng bước thay đổi nhận thức của cộng đồng và nhà tài trợ về cách thức tổ chức hoạt động trợ giúp người hưởng lợi.
+ Tỉnh Hội chủ trì, phối hợp tổ chức 2 Chương trình “Tết Nhân ái”  ở 2 Cụm Thi đua. Ngoài ra, có thể tổ chức thêm theo yêu cầu nhà tài trợ.
+ Các huyện, thị, thành Hội chủ động tổ chức các hoạt động/chương trình Tết Nhân ái.
+ Đánh giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh cho các năm tiếp theo.
- Năm 2024:
+ Phấn đấu tổ chức 5 Chương trình “Tết Nhân ái” ở 5 huyện, thị xã, thành phố.
+ Các hoạt động tặng quà “Tết Nhân ái” đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn của Phong trào.
- Năm 2025:
+ Tổ chức 8 Chương trình “Tết Nhân ái” ở 8 huyện, thị xã, thành phố.
+ Phát triển mạnh mẽ các hình thức “Tặng quà – Vui Tết”, lôi cuốn được đông đảo người dân, cộng đồng ủng hộ và tham gia tổ chức các hoạt động của Phong trào.
- Năm 2026:
+ Tổ chức Chương trình “Tết Nhân ái” ở 100% các huyện, thị xã, thành phố.
+ Khảo sát, đánh giá chương trình.
- Năm 2027:
+ Tổng kết, biểu dương khen thưởng tổ chức, cá nhân đóng góp cho phong trào.
+ Định hướng phong trào “Tết Nhân ái” nhiệm kỳ X (2027-2032).
3. Chỉ số đánh giá: Chỉ số đánh giá Phong trào bao gồm:
- Số lượng người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ thông qua các chương trình, hoạt động “Tết Nhân ái”.
- Tổng giá trị hoạt động của Phong trào “Tết Nhân ái” (bao gồm cả giá trị hỗ trợ trực tiếp cho người hưởng lợi và kinh phí tổ chức, truyền thông….).
- Số Chương trình “Tết Nhân ái” được tổ chức, số lượng các hoạt động được tổ chức trong Chương trình.
- Số lượng các Chương trình, hoạt động có sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.
- Số lượng người dân, doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ tại địa phương ủng hộ và tham gia tổ chức các Chương trình, hoạt động “Tết Nhân ái”.
- Số lượng các tổ, đội, nhóm tình nguyện, từ thiện, thiện nguyện tham gia đồng tổ chức Chương trình, hoạt động “Tết Nhân ái”.
          Chỉ số đánh giá là nội dung bắt buộc trong các báo cáo thực hiện Phong trào và là cơ sở để đánh giá hiệu quả triển khai Phong trào của các cấp Hội.
4. Chỉ tiêu: Tỉnh Hội giao chỉ tiêu thực hiện cho các huyện, thị, thành Hội theo kế hoạch tổ chức Phong trào hàng năm căn cứ tình hình thực tế và kết quả triển khai của các cấp Hội.
V. CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG
1. Nội dung (thông điệp) truyền thông
- Phong trào “Tết Nhân ái” là sự kế thừa của Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”.
- Mục tiêu, ý nghĩa: Huy động nội lực, kết nối rộng rãi sự tham gia, đóng góp của cộng đồng để tổ chức các mô hình “Tặng quà, vui Tết” - trợ giúp về vật chất, tinh thần cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người dễ bị tổn thương, góp phần xây dựng cộng đồng đoàn kết, giàu lòng nhân ái.
- Nét mới của Phong trào: Sự đa dạng trong hình thức hoạt động cách thức huy động nguồn lực để tổ chức nhiều mô hình mới: tặng quà và chúc Tết, chuỗi “Chợ Tết Nhân ái”, “Cửa hàng dịch vụ đón Tết”, cỗ Tết, hoạt động vui Tết.
- Các nội dung truyền thông khác: chỉ tiêu, kết quả hoạt động, câu chuyện thành công, tôn vinh tấm gương điển hình,
2. Một số khẩu hiệu truyền thông gợi ý: “Tết nhân ái – Lan tỏa yêu thương”, “Tết nhân ái - Gắn kết cộng đồng”.
3. Bộ công cụ truyền thông nhận diện Phong trào: Bộ công cụ truyền thông nhận diện Phong trào sử dụng trong toàn hệ thống Hội, gồm: Bộ công cụ trực quan gồm mẫu phông trang trí sân khấu, standee Chương trình trao tặng quà Tết; phông trang trí, standee “Chợ Tết Nhân ái”, “Cửa hàng dịch vụ đón Tết”; Trên các sản phẩm gồm mẫu túi quà tặng, phong bì tặng tiền mặt; Bộ công cụ truyền thông trực tuyến (online) gồm web banner, facebook cover, khung ảnh đại diện, inforgarphic (giới thiệu về Phong trào); Bộ hồ sơ vận động nguồn lực
4. Các hoạt động truyền thông
4.1. Giai đoạn trước khi triển khai Phong trào:
- Thời gian thực hiện: 1,5 tháng
- Hoạt động chuẩn bị: Tài liệu, công cụ truyền thông, sản xuất các video phục vụ cho truyền thông (phóng sự tổng hợp kết quả Phong trào Tết năm trước và kế hoạch, mục tiêu của Phong trào Tết năm nay, trailer giới thiệu về Phong trào Tết năm nay để đăng tải trên các kênh truyền thông của Hội…).
- Tổ chức truyền thông trên các kênh truyền thông online của Hội (website, Facebook, TikTok, …): Đăng tải bộ công cụ truyền thông online với các nội dung giới thiệu về Phong trào (theo tài liệu do TW Hội, Tỉnh Hội cung cấp); đăng tải các bài viết vận động, gây quỹ cho Phong trào kết hợp quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội của Hội (facebook, google, tiktok..).
- Tổ chức các sự kiện truyền thông vận động nguồn lực cho Phong trào (lồng ghép truyền hình trực tiếp, livestream trên Fanpage…).
- Tổ chức truyền thông trên hệ thống loa truyền thanh xã, phường; gặp gỡ, làm việc trực tiếp với các đối tác để tuyên truyền, giới thiệu về Phong trào cũng như kêu gọi vận động ủng hộ.
4.2. Giai đoạn trong quá trình thực hiện Phong trào
- Thời gian thực hiện: 01 tháng, cao điểm là 2 tuần cuối.
- Trên các kênh truyền thông báo chí ngoài Hội: Cung cấp thông tin cho báo chí giới thiệu về Chương trình; phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Báo Bình Định, Đài Phát thanh & Truyền hình Bình Định đưa tin, viết bài về các hoạt động “Tết nhân ái” tại tỉnh và địa phương.
- Trang tin điện tử của Hội Chữ thập đỏ tỉnh mở Chuyên mục và đăng tải thông tin theo các nội dung hướng dẫn ở phần Nội dung truyền thông.
- Giai đoạn cao điểm thực hiện Phong trào: Tiếp tục đăng tải tin bài trên tất cả các kênh truyền thông, báo chí trong và ngoài Hội về các hoạt động “Tết nhân ái”, đặc biệt là các Chương trình “Tết nhân ái” được tổ chức vào thời điểm giáp Tết, cận Tết, hoạt động của các đoàn lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền, lãnh đạo Hội thăm, tặng quà Tết… với tần suất đăng bài liên tục, dày đặc hơn; Phối hợp với các cơ quan báo chí có những bài viết “đinh”, bài viết có tính chất tổng hợp về Phong trào, bài phỏng vấn lãnh đạo Hội, các mô hình, điển hình triển khai Phong trào Tết.
4.3. Giai đoạn sau khi kết thúc Phong trào
- Thời gian thực hiện: 0,5 tháng
- Đăng tải kết quả thực hiện Phong trào trên các kênh truyền thông, báo chí trong và ngoài Hội.
- Các cấp Hội xây dựng và truyền thông kết quả các hoạt động của Phong trào dưới hình thức các câu chuyện thành công về sự trợ giúp.
- Xây dựng nội dung tổng kết Phong trào gửi nội bộ hệ thống Hội và các đối tác.
VI. CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGUỒN LỰC
1. Nguồn lực thực hiện Phong trào từ nguồn vận động xã hội hóa của các cấp Hội, gồm các nhóm nguồn lực chính: kinh phí cho công tác tổ chức, truyền thông, tiền mặt tặng người dân, quà tặng bằng hiện vật, hàng hóa, sản phẩm tham gia các gian hàng Chợ Tết Nhân ái, nhân lực tình nguyện tham gia công tác tổ chức, các dịch vụ phục vụ người dân.
2. Nội dung, hình thức vận động nguồn lực
- Các cấp Hội chủ động xây dựng kế hoạch vận động nguồn lực.
- Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cho phép vận động bằng hình thức phù hợp. 
- Tham mưu tổ chức các sự kiện nhân đạo gây quỹ tại chỗ: Chương trình nghệ thuật, đi bộ đồng hành....
- Vận động nguồn lực theo các mục tiêu, hoạt động cụ thể của Phong trào.
- Triển khai các chiến dịch vận động nguồn lực: trên ứng dụng Thiện nguyện, hệ thống iNHANDAO, Chương trình nhắn tin….
- Phối hợp và kêu gọi sự đồng hành của các đơn vị đã ký kết Chương trình liên tịch với Tỉnh Hội; các đơn vị đã ký kết Chương trình hợp tác với Trung ương Hội có hệ thống, chi nhánh tại địa phương. Tìm kiếm đối tác mới và xây dựng chương trình hợp tác tổ chức Phong trào hằng năm.
 - Chú trọng nhóm doanh nghiệp tại cộng đồng; Phát huy nội lực sẵn có của cộng đồng địa phương; Hỗ trợ thiết lập các mạng lưới hỗ trợ, các nhóm tự lực và xây dựng các sáng kiến tự lực ở cộng đồng; Kết nối với các tổ, nhóm, đội thiện nguyện, từ thiện cùng chung mục tiêu; Đa dạng nguồn lực vận động: nhân lực, vật lực, hiện vật, năng lực, kinh nghiệm, dịch vụ, kinh phí….


VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hội Chữ thập đỏ tỉnh
- Xây dựng Kế hoạch triển khai Phong trào hàng năm.
- Hướng dẫn, triển khai nội dung tuyên truyền về Phong trào; bộ nhận diện thương hiệu của Phong trào, các thông điệp truyền thông của Phong trào.
- Xây dựng Hướng dẫn vận động nguồn lực thực hiện Phong trào
- Gửi văn bản đến các huyện, thị, thành ủy, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch danh dự các huyện, thị, thành Hội đề nghị quan tâm, phối hợp chỉ đạo thực hiện Phong trào tại địa phương.
- Tổ chức phát động Phong trào ở cấp Tỉnh.
- Mời Lãnh đạo tham dự các Chương trình ở các địa phương.
- Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Phong trào, rút kinh nghiệm tổ chức Phong trào.
2. Hội Chữ thập đỏ các huyện, thị xã, thành phố
- Báo cáo và tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền chỉ đạo thực hiện Phong trào tại địa phương.
- Xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Phong trào tại địa phương.
- Ký kết các thỏa thuận hợp tác đồng hành tổ chức Phong trào “Tết Nhân ái” với các tổ chức liên quan, đối tác doanh nghiệp, nhà tài trợ, đơn vị truyền thông.
- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tại địa phương tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của Phong trào; Phản ánh kịp thời kết quả của Phong trào, biểu dương những mô hình, điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện Phong trào tại địa phương.
- Báo cáo kết quả thực hiện về Hội Chữ thập đỏ tỉnh.
Căn cứ nội dung Hướng dẫn, Ban Thường vụ Hội Chữ thập đỏ tỉnh đề nghị Ban Thường vụ các huyện, thị, thành Hội và các ban, đơn vị trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Phong trào đạt hiệu quả./.
 
Nơi nhận:
- Trung ương Hội CTĐ Việt Nam;
- Cơ quan đại diện phía Nam
 của Trung ương Hội;
- TT Tỉnh ủy;
- UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Hội CTĐ các huyện, thị xã, thành phố và
các đơn vị trực thuộc;
- BTV;
- Lưu: VP, KT, CTXH.
 
TM. BAN THƯỜNG VỤ
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC


(Đã ký và đóng dấu)

Lê Phong

 File đính kèm

Các văn bản cùng thể loại "Văn bản khác"

Số kí hiệu Ngày ban hành Trích yếu
CTĐVN - ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN
Tháng Nhân đạo năm 2024: “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”
BDT - Tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tích cực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; các cấp Hội, cán bộ, hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ luôn trao dồi, học tập, nắm vững các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; vững vàng về lập trường tư tưởng chính trị, gương mẫu về đạo đức, lối sống, có tác phong làm việc dân chủ, gần dân, biết lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền, xây dựng hệ thống tổ chức Hội vững mạnh, làm nòng cốt, là cầu nối trong công tác nhân đạo, từ thiện… Đồng thời, tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, không để các thế lực thù địch lôi kéo, trung thành với quan điểm “xanh vỏ, đỏ lòng”; qua đó góp phần nâng cao niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta. Mỗi cán bộ, hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ tùy theo chức trách, nhiệm vụ, khả năng của mình, phải luôn phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong các hoạt động nhân đạo, từ thiện tại địa phương, đơn vị; cùng hệ thống chính trị cơ sở bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường chỉ đạo, có cơ chế, chính sách hỗ trợ, phối hợp hoạt động đồng bộ; đào tạo, phân công, sử dụng cán bộ Hội, hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ trong nắm bắt tình hình, dư luận, tâm trạng Nhân dân; kịp thời cổ vũ, động viên các cuộc vận động, phong trào, mô hình hay của Hội đã và đang thực hiện, tạo sức lan tỏa rộng rãi đến đông đảo quần chúng Nhân dân; góp phần xây dựng đất nước ta phát triển, phồn vinh, hạnh phúc./.
TB - Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định thông báo tuyển dụng 02 vị trí làm tại Ban Công tác xã hội và Ban Chăm sóc sức khỏe.
303/QCPH-UBND-UBMTTQ-HCTĐ - QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA UBND TỈNH, UBMTTQVN TỈNH VÀ HỘI CTĐ TỈNH TRONG THỰC HIỆN CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG, TIẾP NHẬN, PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN ĐÓNG GÓP TỰ NGUYỆN HỖ TRỢ KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH, SỰ CỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
122/KH-CTĐBĐ - Thực hiện Kế hoạch số 52/KH-TƯHCTĐ ngày 07/3/2023 của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về việc triển khai Tháng Nhân đạo năm 2023; hướng tới kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023), ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (08/5), thực hiện Phong trào thi đua “Người tốt, việc thiện – Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái”, đồng thời phát huy kết quả đạt được qua 5 năm triển khai Tháng Nhân đạo (2018 - 2022), Ban Thường vụ Hội Chữ thập đỏ tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Tháng Nhân đạo năm 2023 trên địa bàn tỉnh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây