Triển khai mô hình "Chợ Nhân đạo"

Thứ ba - 05/05/2020 08:46
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Góp phần hỗ trợ thực phẩm và nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Poster Chợ Nhân đạo
Poster Chợ Nhân đạo
2. Tăng cường hoạt động của các cấp Hội trong tỉnh nhằm hưởng ứng Tháng Nhân đạo trong điều kiện mới, thể hiện vai trò của Hội Chữ thập đỏ về công tác cứu trợ Nhân đạo trong dịch bệnh Covid-19.
3. Xây dựng và duy trì bền vững mô hình Chợ Nhân đạo tại cộng đồng, góp phần thực hiện nhiêm vụ của Hội trong trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn.
4. Công tác tổ chức triển khai cần khoa học, đồng bộ, đảm bảo an ninh, an toàn, tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định của Chính phủ và của tỉnh; công tác truyền thông cần kịp thời, tạo hiệu ứng sâu rộng, làm nổi bật hình ảnh Chữ thập đỏ trong cộng đồng.
II. THỜI GIAN:
Triển khai đồng loạt trong Tháng nhân đạo năm 2020, cao điểm là từ ngày 04 – 30/5/2020.
- Tùy theo điều kiện của địa phương, phấn đấu duy trì bền vững hoạt động Chợ Nhân đạo tại cộng đồng.
III. PHẠM VI, CHỈ TIÊU, ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI:
1. Triển khai tại 11 huyện, thị xã, thành phố, mỗi huyện, thị xã, thành phố tổ chức ít nhất 01 điểm chợ.
2. Phấn đấu các cấp Hội trong tỉnh hỗ trợ 5.000 phiếu đổi hàng, mỗi phiếu đổi giá trị tối thiểu 100.000 đồng. Tổng giá trị 500 triệu đồng.
3. Đối tượng hưởng lợi: những người bị mất thu nhập do dịch bệnh Covid-19, trong đó tập trung hỗ trợ nhóm lao động tự do có hoàn cảnh khó khăn. Tiêu chí ưu tiên: Người nghèo/cận nghèo (năm 2020), hộ gia đình có người khuyết tật, người già trên 65 tuổi hoặc đau ốm kinh niên, hộ gia đình có phụ nữ mang thai/đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi/hộ phụ nữ đơn thân.
IV. HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Lựa chọn đối tượng mua hàng: Cán bộ Hội Chữ thập đỏ phối hợp với các ban, ngành địa phương lựa chọn và phát phiếu đổi hàng miễn phí cho hộ hưởng lợi, ghi rõ họ tên người mua hàng, giá trị phiếu, ngày mua hàng, địa điểm mua hàng, có dấu xác nhận của Hội Chữ thập đỏ xã/phường. Mỗi hộ chỉ được cấp 01 phiếu có giá trị sử dụng 01 lần.
2. Mặt hàng và nguồn hàng
- Các mặt hàng chính: lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm thiết yếu (có thể mở rộng mặt hàng tùy theo khả năng vận động của địa phương). Các mặt hàng cần đảm bảo chất lượng và được dán bảng giá để người dân chủ động lựa chọn.
- Nguồn hàng: Thu mua nông sản thiết yếu từ người nông dân bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tại địa phương; Vận động các doanh nghiệp đồng tổ chức và cung cấp các mặt hàng cho Chợ Nhân đạo theo hình thức trợ giá.
3. Địa điểm tổ chức: Khuyến khích sử dụng trụ sở các huyện, thị, thành Hội làm điểm mở Chợ để tạo hiệu ứng truyền thông.
4. Maket, thông điệp truyền thông: thực hiện thống nhất theo bộ công cụ truyền thông về Chợ Nhân đạo của Trung ương Hội (có bộ công cụ truyền thông về Chợ Nhân đạo kèm theo Kế hoạch).
5. Công tác tổ chức: Mỗi điểm Chợ cần bố trí các bộ phận phục vụ sau:
- Bộ phận kiểm tra và thu phiếu đổi hàng trước khi vào Chợ.
- Bộ phận thu ngân (làm nhiệm vụ kiểm soát tổng giá trị các mặt hàng mà mỗi người được mua).
- Bộ phận giám sát việc người dân chọn hàng.
- Bộ phận thực hiện công tác ổn định trật tự, hướng dẫn và hỗ trợ người dân.
- Có khu vực và bộ phận tiếp nhận ủng hộ nguồn lực nhằm duy trì hoạt động của Chợ Nhân đạo (thùng quỹ Nhân đạo, bàn tiếp nhận,…. đặt tại Chợ Nhân đạo).
* Lưu ý: Huy động và phát huy vai trò của lực lượng tình nguyện viên tại chỗ tham gia triển khai mô hình.
V. KINH PHÍ TRIỂN KHAI
1. Các huyện, thị, thành Hội tổ chức vận động nguồn lực tại chỗ, kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các siêu thị, doanh nghiệp đồng tổ chức để phấn đấu đạt chỉ tiêu đề ra trong Tháng Nhân đạo và duy trì bền vững hoạt động của chợ.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hội Chữ thập đỏ tỉnh:
- Xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai mô hình Chợ Nhân đạo;
- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân tổ chức Lễ khai trương mô hình điểm tại huyện Vĩnh Thạnh vào ngày 08/5/2020;
- Hướng dẫn các huyện, thị, thành Hội kết hợp hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho người dân tại Chợ Nhân đạo.
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp thông tin hoạt động của các huyện, thị, thành Hội để báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Trung ương Hội.
2. Các huyện, thị, thành Hội:
- Khảo sát điều kiện thực tế tại địa phương (số lượng và nhu cầu người bị ảnh hưởng, khả năng vận động nguồn lực) để triển khai mô hình Chợ Nhân đạo phù hợp với nhu cầu và năng lực của địa phương.
- Truyền thông mạnh mẽ trong cộng đồng về ý nghĩa của mô hình, từ đó vận động nguồn lực để phục vụ hoạt động của Chợ trong Tháng Nhân đạo và duy trì bền vững mô hình trong cộng đồng.
-  Báo cáo tổng hợp về công tác triển khai mô hình Chợ Nhân đạo trong Báo cáo tổng kết Tháng Nhân đạo và Báo cáo tổng kết công tác Hội, phong trào Chữ thập đỏ
 năm 2020.
 

Tác giả bài viết: HÀ CÁT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Trung tâm huấn luyện sơ cứu
Ủng ho dong bao bi thiet hai do bao so 3
LIÊN KẾT WEBSITE
LƯỢT TRUY CẬP
  • Đang truy cập23
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm22
  • Hôm nay1,453
  • Tháng hiện tại57,658
  • Tổng lượt truy cập4,364,064
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây