Góp ý về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Thứ tư - 01/06/2022 08:12

Góp ý về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(BĐ) - Trong khuôn khổ kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, chiều 31.5, các ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh đã thảo luận ở tổ về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Đối với Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), đại biểu (ĐB) Lý Tiết Hạnh đặt vấn đề: Bên cạnh những sự việc có thể dễ dàng nhìn thấy như phụ nữ bị bạo hành, vợ chồng xung khắc, ngược đãi, có những sự việc cũng là bạo lực nhưng không dễ nhìn thấy, tiềm ẩn và ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân, nhất là trẻ em, chưa được thể hiện rõ nét trong luật. ĐB Hạnh mong Luật cần quan tâm đến trẻ em, cụ thể hóa, luật hóa những vấn đề liên quan đến bảo vệ trẻ em trước bạo lực gia đình trong thực tiễn hiện nay.
ĐB Lý Tiết Hạnh góp ý hai dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh.
Thống nhất cao với việc ban hành dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, ĐB Hạnh cũng bày tỏ băn khoăn đối với các vấn đề chưa rõ. Đối với nội dung nhân dân tham gia ý kiến, Luật mở rộng quyền của người dân, nhưng vấn đề quan trọng là việc xử lý ý kiến của người dân, việc sử dụng ý kiến này vào công việc thực tế trong quy trình hành chính thì chưa rõ. Cần cụ thể hơn đối với trường hợp nhiều người dân có ý kiến về một vấn đề, cấp nào có trách nhiệm xử lý vấn đề, sau khi xử lý vấn đề thì công khai ra sao, nếu người dân vẫn chưa đồng ý với cách giải quyết đó thì tiếp tục làm gì… Phải có quy định cụ thể để tránh dân chủ hình thức, tránh rắc rối thêm thủ tục hành chính. Ngoài ra, cần có quy định để thúc đẩy các tổ chức đoàn thể chính trị thực hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội; có các cơ chế đảm bảo nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát chính quyền phải thực chất, hiệu quả hơn.
Tham gia góp ý Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), ĐB Nguyễn Thị Thu Thủy đề nghị ban soạn thảo nên có bảng phân tích chung về các số liệu phân tách giới liên quan đến các hành vi bạo lực và đối tượng bạo lực. Dự thảo luật mới chỉ đề cập đến mối quan hệ giữa người đã ly hôn, người chung sống với nhau như vợ chồng mà chưa đề cập đến mối quan hệ giữa người tình của vợ/chồng (đã ly hôn) với đứa con riêng của vợ, chồng hoặc của người đang chung sống với nhau như vợ chồng. Trên thực tế, thời gian gần đây nhiều vụ việc trẻ em bị tử vong do người tình của bố/mẹ bạo lực khiến dư luận phẫn nộ.
ĐB Nguyễn Thị Thu Thủy tham gia thảo luận về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh
ĐB Thủy cho rằng quy định trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình trong dự thảo không sát thực tiễn. Đối với khoản 2, Điều 17, đề nghị nghiên cứu bổ sung đối tượng được tư vấn bao gồm cả người gây bạo lực gia đình. Về cơ chế hòa giải, ĐB Thủy đề nghị thực hiện như khoản 2, Điều 27 để đảm bảo tính cấp thiết kịp thời. Về địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, ĐB Thủy cho rằng địa chỉ tin cậy ở cộng đồng và nhà tạm lánh đang phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Tuy nhiên, cơ chế để hoạt động nhà tạm lánh, nhà cộng đồng hiện chưa đảm bảo đối với người thực hiện công tác này.
N.MUỘI - N.HÂN
 

Nguồn tin: Báo điện tử Bình Định: http://www.baobinhdinh.com.vn:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây