Tham dự Lễ ra mắt có sự hiện diện của Thường trực Ban Chỉ đạo vận động HMTN tỉnh, lãnh đạo Hội CTĐ tỉnh, Sở Y tế, BVĐK tỉnh, đại diện các Câu lạc bộ vận động HMTN trong tỉnh như: CLB 25 Bình Định, CLB máu sống Hữu ích Hoài Nhơn, CLB hiếm máu Trường Đại học Quy Nhơn và đặc biệt sự hiện diện của gần 20 anh, chị là người thuộc nhóm máu hiếm (Rh âm) đại diện cho hơn 60 anh, chị có nhóm nhóm máu hiếm trên địa bàn tỉnh tham dự.
Bà Nguyễn Thị Đức - Trưởng ban Ban Chăm sóc sức khỏe Hội CTĐ tỉnh công bố Quyết định thành lập và công nhận Ban Chủ nhiệm CLB Nhóm máu hiếm tỉnh Bình Định (Rh âm)
Ở Việt Nam, có tới 99,96% số người thuộc nhóm máu Rh+ (hoặc O+ hoặc B+ hoặc A+ hoặc AB+, xếp theo tỷ lệ giảm dần) nhưng chỉ có 0,04%-0,07% số người thuộc nhóm máu Rh- (hoặc O- hoặc B- hoặc A- hoặc AB-). Theo Hiệp hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong cộng đồng được gọi là nhóm máu hiếm và dưới 0,01% gọi là nhóm máu rất hiếm. Do đó, những người có nhóm máu Rh- ở nước ta thuộc cộng đồng người có nhóm máu hiếm (trong 10.000 người mới có 4-7 người mang nhóm máu Rh-).
Ban Chủ nhiệm CLB Nhóm máu hiếm tỉnh Bình Định ra mắt
Bác sỹ Võ Đình Lộc - Chủ nhiệm CLB Nhóm máu hiếm tỉnh Bình Định phát biểu tại buổi lễ
Bác sỹ Phạm Văn Dư - Phó ban Ban Chỉ đạo VĐHMTN tỉnh, PCT Hội CTĐ tỉnh phát biểu tại buổi lễ
Những người thuộc nhóm máu hiếm Rh- có khả năng gặp rủi ro cao hơn những người thuộc nhóm máu khác bởi các lý do:
Một là, khi họ cần phải truyền máu (ví dụ do tai nạn gây mất máu; phẫu thuật cấp cứu,...) thì không phải lúc nào cơ sở y tế hoặc bệnh viện nơi cấp cứu cũng có sẵn nhóm máu hiếm này.
Hai là, trường hợp mẹ có nhóm máu Rh-, bố có nhóm máu Rh+, theo quy luật di truyền, có ít nhất 50% trẻ sinh ra có nhóm máu giống bố là Rh+. Trong trường hợp có thai lần thứ nhất, đứa trẻ mang nhóm máu Rh+ vẫn phát triển bình thường cho đến khi ra đời nếu quá trình mang thai, bánh nhau không bị tổn thương. Nhưng từ lần mang thai thứ 2 trở đi, nếu thai nhi vẫn có nhóm máu Rh+ thì thường xảy ra sự cố nghiêm trọng do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con: vì cơ thể mẹ sinh ra kháng thể đi qua bánh nhau chống lại kháng nguyên Rh(D)+ có trên bề mặt hồng cầu của con và gây ngưng kết hồng cầu, còn gọi là tan máu; hậu quả có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non, hoặc đứa trẻ sinh ra nhưng bị thiểu năng trí tuệ.
Ba là, những phụ nữ có nhóm máu Rh-, đã mang thai có nhóm máu Rh+ thì vẫn có thể xảy ra tai biến truyền máu ngay ở lần nhận máu nhóm Rh+ đầu tiên.
Đại biểu tham dự Lễ ra mắt
Ông Nguyễn Hữu Tuân (70 tuổi) - phường Nguyễn Văn Cừ - TP. Quy Nhơn là người thuộc nhóm máu hiếm O- phát biểu cảm nhận tại Lễ ra mắt
Các tình nguyện viên đăng ký tham gia CLB Nhóm máu hiếm
Ông Nguyễn Hữu Tuân (70 tuổi) - phường Nguyễn Văn Cừ - TP. Quy Nhơn là người thuộc nhóm máu hiếm O- cùng con gái đăng ký tham gia CLB
Theo đó, hàng năm, các hoạt động của Câu lạc bộ Nhóm máu hiếm tỉnh Bình Định sẽ được đưa vào kế hoạch chung của Hội Chữ thạp đỏ tỉnh. Tình nguyện viên tham gia CLB trên tinh thần tự nguyện và được hưởng các quyền lợi như được khám, tư vấn sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần, được trang bị kiến thức về nhóm máu của mình và hỗ trợ máu khi cần từ các thành viên khác của CLB...
Thành viên CLB Nhóm máu hiếm Bình Định chụp ảnh lưu niệm
Trong tương lai gần, CLB sẽ có kế hoạch kết nối với các CLB nhóm máu hiếm trên toàn quốc và tham gia hoạt động giao lưu các CLB nhóm máu hiếm do Trung ương Hội CTĐ tổ chức, với mục đích mở rộng mạng lưới người mang nhóm máu hiếm để có thể tương trợ nhau hiệu quả khi cần thiết.
Các anh, chị thuộc nhóm máu hiếm
Người có nhóm máu hiếm được Test nhóm máu, kiểm tra y tế ngay sau Lễ ra mắt do nhân viên Trung tâm Huyết học&Truyền máu - BVĐK tỉnh thực hiện