Điều này khẳng định các y bác sĩ sẽ đi đầu từ việc vận động và hiến tạng.
Việt Nam hiện đã làm chủ được kỹ thuật ghép các loại tạng, với khoảng 7.500 ca ghép thành công. Trong số này, chỉ có 6% từ người cho chết não, còn lại hơn 90% từ người cho sống.
Một thanh niên 27 tuổi bị đục giác mạc, chấn thương mắt. Nếu không được ghép giác mạc, bệnh nhân sẽ phải từ bỏ ước mơ được làm việc trong ngành Y. May mắn đã giúp cho anh và 1 người khác được nhìn thấy ánh sáng nhờ một người phụ nữ đã quyết định hiến giác mạc.
Chị Huyền con gái của người hiến cho biết, trong thời gian nằm viện, mẹ chị biết có gần 1.000 người chờ hiến giác mạc để có được ánh sáng và bà đã suy nghĩ tại sao mình không cho những người đó.
Bà đã gọi cho chồng và các con nói lên tâm tư nguyện vọng hiến giác mạc trước khi chết, vì bà có suy nghĩ cho đi là còn mãi, 1 người hiến, 2 người sáng.
Với những nỗ lực trong vận động tuyên truyền, nhiều người dân đã hiểu được nghĩa cử cao đẹp hiến tạng sau khi qua đời. Chỉ trong buổi sáng phát động, đã có hơn 1.200 người đến Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp (Hải Phòng) đăng ký.
Nhận thức của người dân đã thay đổi, tuy nhiên, vai trò của nhân viên y tế trong giải thích và vận động khi gặp những trường hợp chết não là vô cùng quan trọng.
Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đã nhận được hơn 70.000 đơn đăng ký hiến tạng sau khi qua đời và mang lại hi vọng hồi sinh cho hàng chục nghìn người mắc các bệnh mạn tính đang chờ ghép tạng.
Tác giả bài viết: Theo VTV.VN
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn